Update luật lao động 2018 – 2: Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP

Tiếp đây là update 2 về việc luật mảng lao động sắp thay đổi. Cả nhà cùng nắm để lấy tinh thần đón nhận nhé. Lần này là Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Cũng như 05, nghị định 49 này đang được áp dụng nên chúng ta không thể không biết.

1. Hướng dẫn xác định bậc lương trên TBL: Sửa đổi khoản 2 Điều 7

Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%):

“2. Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng”.

Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này:

“2. Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

2. Xác định mức lương cho các cấp bậc:

2.1. Xác định mức lương thấp nhất trong TBL: Sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 3 Điều 7

Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%):

“b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 7% xuống 5% để tính tới bãi bỏ quy định này:

“b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và tương đương trở lên phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

2.2. Xác định mức lương cho lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc: Sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 3 Điều 7

Phương án 1: quy định mang tính chất định tính để doanh nghiệp và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%, 7%):

“c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”.

Phương án 2: vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 7% xuống 5%, từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này:

“c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 3%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường”.

3. Miễn thủ tục gửi TBL cho một số DN:

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan lao quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động chưa có tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp thì khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, được giảm thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động cấp trên cơ sở”

Nguồn: danluat.thuvienphapluat.vn/quy-dinh-moi-ve-cach-xay-dung-thang-bang-luong-163065.aspx

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Hay quá, cảm ơn Bạn Hùng Cường,
    Cho phép mình copy về để nghiên cứu được ko ạ

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Tổng kết các biến thể (hướng xây dựng) chính sách lương theo mô hình 3P

Vậy là những ngày nghỉ Lễ 30/4 & 1/5 đã đến ngày cuối cùng. Thế… Read More

21 giờ ago

Hoàn thiện chính sách điều chính (tăng hoặc giảm) lương theo 3P

Trong đời tư vấn của tôi, có lần tôi đã được gặp 1 anh CEO… Read More

2 ngày ago

Tổng hợp nội dung và hoàn thiện quy chế lương thưởng 3P

Đã đến lúc chúng ta làm công việc mà ai cũng thích khi đề cập… Read More

3 ngày ago

Tính toán thử, điều chỉnh chính sách lương 3P và định biên nhân lực theo chi phí

Thời gian thắm thoắt thoi đưa. Thế nào, trời đã vào hè. Không khí trở… Read More

6 ngày ago

Bản đồ chiến lược có quan trọng đối với doanh nghiệp?

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết… Read More

6 ngày ago