Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguồn nhân lực chất lượng chính là yếu tố quyết định sự thành công bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thu hút và lựa chọn được những ứng viên phù hợp không chỉ là đăng tin tuyển dụng. Một kế hoạch tuyển dụng nhân sự bài bản, chi tiết và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian, chi phí và đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu chiến lược. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu 9 bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp nhé.
Kế hoạch tuyển dụng là tài liệu thể hiện chiến lược tuyển dụng, quy trình mà tổ chức, doanh nghiệp, công ty sẽ triển khai khi tìm kiếm một vị trí công việc cụ thể. Kế hoạch này giúp các nhà quản trị tập hợp được những nguồn lực cần thiết để tuyển dụng nhân sự hiệu quả.
Một kế hoạch tuyển dụng cần đưa ra được cái nhìn tổng quan về những thông tin tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp, bao gồm: tổng số nhân sự cần tuyển, vị trí tuyển dụng theo từng phòng ban, thời gian tuyển dụng dự kiến và ngân sách dành cho các đợt tuyển dụng…
Lưu ý: Tất cả thông tin của kế hoạch tuyển dụng cần được lập dựa trên sự tổng hợp nhu cầu tuyển dụng từ các bộ phận trong doanh nghiệp và được ban lãnh đạo phê duyệt.
Để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, việc đầu tiên cần làm là tổng hợp nhu cầu tuyển dụng vị trí còn thiếu từ các phòng ban, vị trí làm việc có thể phát sinh (trong năm). Dựa trên những thông tin được cung cấp, HR sẽ bắt tay vào xác định số lượng cần tuyển, yêu cầu cơ bản đối với các vị trí công việc.
Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu xem khả năng phát triển của công ty mình như thế nào trong tương lai, tính toán những chỉ số quan trọng như tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chính sách lương thưởng và khả năng thăng tiến của nhân viên…
Với các bản mô tả công việc sẵn có, cần xem lại để đảm bảo các mô tả này vẫn thể hiện đúng yêu cầu của doanh nghiệp đối với vị trí cần tuyển dụng. Nhà quản lý và HR cũng phải đánh giá công việc cần tuyển có thay đổi gì không, cụ thể là những nhiệm vụ, yêu cầu mới về kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với tình hình hiện tại.
Để mô tả công việc chính xác nhất, cần trao đổi với những người phụ trách hoặc chuyên viên ở vị trí đó để hiểu thêm về yêu cầu cần thiết. Mô tả công việc phải sát với thực tế và cần được kiểm tra về độ chính xác, sự nhất quán trên các tài liệu khác như thông báo tuyển dụng.
Tuyển dụng có đạt hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc khá nhiều vào ngân sách cho hoạt động này. Vì vậy, trong quá trình lên kế hoạch, cần xác định rõ các nguồn lực tài chính dành cho tuyển dụng.
Trong bước này, bạn cần liệt kê các chi phí cụ thể như chi phí đăng tin tuyển dụng, chi phí quảng cáo, chi phí phỏng vấn, chi phí tổ chức gian hàng tuyển dụng tại sự kiện… Sau đó bạn cần đặt ra số tiền mà công ty có thể chi cho hoạt động tuyển dụng. Lưu ý, không đặt hạn mức quá hạn hẹp hoặc dư thừa quá nhiều.
Trên thị trường hiện nay có nhiều nền tảng, công cụ hỗ trợ tuyển dụng. Bạn cần xác định doanh nghiệp sẽ sử dụng trang web, mạng xã hội, phần mềm tuyển dụng hoặc dịch vụ tuyển dụng nào của bên thứ 3. Việc sử dụng các kênh tuyển dụng như thế nào còn phụ thuộc vào kỳ vọng của doanh nghiệp, tính linh hoạt, hiệu quả và chi phí của các kênh này.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một số giải pháp phù hợp nhất hoặc kết hợp nhiều kênh, nhiều công cụ cùng lúc để đạt hiệu quả cao nhất.
HR trong doanh nghiệp cần phải xác định ngày bắt đầu và kết thúc của đợt tuyển dụng. Các công đoạn như đăng tin tuyển dụng, nhận hồ sơ, phỏng vấn, tuyển chọn sẽ diễn ra trong bao lâu, dự kiến ngày nào (ghi rõ).
Để xây dựng được một lịch trình tuyển dụng hợp lý, phải xem xét mong muốn của các bộ phận trong tổ chức, bộ phận nào đang cần tuyển dụng gấp hay cần có ứng viên vào thời gian nào…
Với các bước trên, bạn đã xác định được các thông tin như mục tiêu, nhu cầu, ngân sách, thời gian, quy trình tuyển dụng, mô tả công việc và yêu cầu đối với ứng viên. Lúc này, bạn hãy tổng hợp tất cả thành một bản kế hoạch tuyển dụng đầy đủ và trình ban lãnh đạo hoặc cấp quản lý phê duyệt. Sau đó, kế hoạch cần được phổ biến cho các cá nhân và bộ phận liên quan thông qua email, văn bản hoặc cuộc họp.
Doanh nghiệp cần xác định quy trình tuyển chọn ứng viên gồm những bước nào: sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, kiểm tra chuyên môn, so sánh, đánh giá các ứng viên… Các công đoạn này cần được thực hiện khách quan, minh bạch, công bằng, tránh cảm tính và thiên vị.
Đặc biệt, trong bước này, các tiêu chí đánh giá và trọng số là rất quan trọng. Các tiêu chí phải được thông báo rõ ràng cho ứng viên và áp dụng đồng bộ cho toàn bộ các ứng viên ứng tuyển cùng một vị trí.
Bởi vì kế hoạch tuyển dụng là dài hạn nên việc điều chỉnh là hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên, cần dựa trên phân tích thực tế và vẫn phải đảm bảo yếu tố phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải xem xét việc thực hiện đã đem lại hiệu quả gì, điểm cần phát huy và chỉnh sửa kịp thời:
Sau khi hoạch định nguồn nhân lực cần thiết trong tương lai, doanh nghiệp nên khẩn trương tìm kiếm nguồn nhân lực này để đảm bảo có sẵn khi cần. Có thể tận dụng những phản hồi để phân tích và tối ưu hóa kế hoạch cho phù hợp như gửi những bản khảo sát ẩn danh cho nhân viên mới để nhận phản hồi về buổi phỏng vấn hoặc cả quá trình tham gia dự tuyển.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng có thể phân tích những số liệu quan trọng như tỷ lệ doanh thu sớm, chất lượng của kỳ tuyển dụng… Từ đó, rút ra cách tối ưu hóa kế hoạch ngay cả khi chúng biến động theo thời gian.
Trên đây là các bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể xây dựng được một kế hoạch chi tiết, sát với nhu cầu của doanh nghiệp và mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề nhân sự, hãy ghé Blognhansu để đọc thêm nhé.
Lâu lâu tôi lại thấy có thông tin hay nên mang về chia sẻ cho… Read More
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More