Vai trò của Total Rewards trong chiến lược nhân sự và kinh doanh

Hệ thống Total Rewards không chỉ là những phần thưởng cho nhân viên vì đã hoàn thành tốt công việc. Mục đích lớn hơn của Total Rewards là thu hút, giữ chân và gắn kết các thành viên trong tổ chức qua một hệ thống minh bạch về việc trả lương thưởng và phúc lợi.

Hơn thế, cơ hội phát triển sự nghiệp, sự công nhận hay sự hòa hợp giữa công việc và cuộc sống, … chính là những giá trị vô hình quan trọng mà nhân viên mong muốn. Vậy vai trò của hệ thống Total Rewards là gì? Cùng Blognhansu tìm hiểu rõ ràng hơn nhé!

1. Quản lý hệ thống tài năng (Talent System)

Hệ thống tài năng tập trung vào đội ngũ nhân viên giỏi và nhân viên ở các vị trí nòng cốt của doanh nghiệp. Đây là 1 đối tượng mà doanh nghiệp cần phải có cơ sở tiêu chuẩn để xác định và đánh giá định kỳ.

TS. John Sullivan cho biết trong top 4 công ty hàng đầu thế giới về kế toán - kiểm toán gồm KPMG, Ernst & Young, PwC, Deloitte, cứ 1% lao động tài năng sẽ mang lại 10% tổng doanh thu cho doanh nghiệp, nghĩa là gấp 10 lần nhân viên trung bình. Và mỗi 5% lao động hàng đầu mang lại 26% tổng doanh thu, gần 5 lần nhân viên trung bình.

Có thể nói, Total Rewards là động cơ để thúc đẩy hệ thống tài năng của doanh nghiệp:

  • Lộ trình phát triển nghề nghiệp và đánh giá hiệu suất công việc của Total Rewards giúp doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển các nhân sự tài năng có năng lực học tập và kết quả làm việc vượt trội. Hơn thế, nhân sự tài năng cũng sẽ có sự cân bằng cuộc sống tốt hơn nhờ hiệu suất làm việc cao.
  • Hệ thống tiền lương và chính sách phúc lợi giúp các nhân sự tài năng được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Từ đó tiếp tục phát triển tài năng cao hơn và gắn bó với tổ chức.

2. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding)

Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, thương hiệu nhà tuyển dụng trở thành điểm mạnh để doanh nghiệp tuyển dụng hiệu quả. Điều này có thể giảm chi phí và tăng hiệu suất khi có nhân viên mới.

Total Reward cung cấp các yếu tố đầu vào để bộ phận nhân sự có thể phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng. Cụ thể:

  • Total Rewards được xây dựng dựa trên khảo sát nhu cầu người lao động và đặc thù văn hóa, tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó cung cấp chân dung cụ thể yêu cầu cần thiết để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc trong khi tuyển dụng.
  • Total Rewards đưa ra các chế độ, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc. Đây là những nội dung quan trọng để doanh nghiệp quảng bá, truyền thông. Như vậy biết được doanh nghiệp có thể thu hút bao nhiêu ứng viên và sự phù hợp, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp sau khi trúng tuyển.
  • Hệ thống Total Rewards được xem xét, cập nhật liên tục để đưa ra các chế độ, chính sách mới phù hợp hơn với người lao động giúp tạo ra các nội dung truyền thông mới, hấp dẫn.

3. Quản lý hiệu suất (Performance Management)

Một hệ thống khen thưởng hiệu quả nên được liên kết với hệ thống quản lý thành tích rõ ràng. Hệ thống này tập trung vào việc trả lương dựa trên hiệu suất và mang lại cơ hiệu học tập và làm việc lành mạnh.

Hệ thống lương tốt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu suất của nhân viên, đặc biệt là những cá nhân xuất sắc trong tổ chức.

Doanh nghiệp cần chú ý 3 nguyên tắc dưới đây:

  • Xác định đúng giá trị công việc và trả công, trả lương đúng với giá trị người lao động mang lại cho công ty.
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng phải linh hoạt, cập nhật liên tục để thích nghi với sự thay đổi của mục tiêu chiến lược doanh nghiệp.
  • Quy chế tiền lương, tiền thưởng cẩn đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.

4. Sự công nhận và phần thưởng (Recognition & Rewards)

Với việc sử dụng phần thưởng và sự công nhận để động viên nhân viên chứng minh rằng họ được đánh giá cao. Nhân viên sẽ định hình hành vi và tác phong làm việc của họ, tạo cơ hội để nhân viên chia sẻ những lợi ích trong công việc. Hơn thế, làm cho nhân viên cảm thấy mình là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp.

5. Hoạch định kế nhiệm (Succession Planning)

Lên kế hoạch kế nhiệm là quá trình lựa chọn và phát triển nhân tài để đảm bảo tính liên tục của cá nhân có vai trò quan trọng trong tổ chức.

Qua đó, đối với những nhân sự giỏi và sáng giá nhất sẽ được lựa chọn, phát triển hoặc được bồi dưỡng để tiếp tục vận hành các vị trí trọng yếu trong nội bộ công ty. Làm sao để đảm bảo rằng khi ai đó rời đi sẽ có người khác sẵn sàng và đủ điều kiện để đảm nhận vai trò đó và công ty hoạt động hiệu quả.

6. Học tập và phát triển (Learning & Development)

Hệ thống Total Rewards khi áp dụng thành công có thể giúp cải thiện hiệu suất của nhóm và cá nhân bằng cách tăng cường, trau đồi các kỹ năng, kiến thức. Các chương trình phát triển nghề nghiệp được cụ thể hóa và triển khai thực hiện định kỳ hàng năm qua việc đánh giá năng lực nhân sự.

Điều này phản ánh trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cùng với các hoạt động:

  • Tự đào tạo: Doanh nghiệp có thể mở các thư viện sách, các chính sách hỗ trợ người lao động đăng ký tự học, tự trau dồi kiến thức, kỹ năng, …
  • Tổ chức các khóa học đào tạo nội bộ hoặc thuê ngoài: Việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và tổ chức các khóa học đào tạo cho nhân viên cũng là hình thức nên có để công ty hướng người lao động chủ động các kỹ năng, kiến thức cho công việc và mong muốn thăng tiến của mình.
  • Chương trình tìm kiếm và phát triển tài năng nội bộ, bên ngoài.
  • Giới thiệu công việc mới cho người lao động trong trường hợp họ nghỉ việc.

7. Giữ chân người tài (Retention)

Chiến lược giữ chân nhân viên ngăn ngừa việc mất đi những nhân viên tài năng, có giá trị cao trong tổ chức. Một cách để thúc đẩy nhân tài ở lại với công ty. Thu hút và giữ chân nhân viên có năng lực là chìa khóa để doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

8. Đào tạo và hội nhập cho nhân viên mới (Onboarding)

Đây là quá trình giúp người mới tiếp xúc, làm quen và hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp, công việc để tự tin công hiến. Từ đó, nhân viên mới sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử, … cần thiết. Nhân viên mới hòa nhập càng nhanh thì hiệu quả công việc càng được nâng cao.

Lời kết,

Total Reward là một hệ thống khen thưởng tích hợp của doanh nghiệp dành cho nhân viên. Người làm nhân viên cần nắm rõ định nghĩa, vai trò của hệ thống này để áp dụng vào thực tiễn, xây dựng hệ thống khen thưởng hiệu quả.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

14 giờ ago

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

2 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

2 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

4 ngày ago