Đào tạo và phát triển hiện tại càng ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm.
Tuy nhiên, giữa việc quan tâm với việc thực hiện sẽ có một khoảng cách nhất định (về vấn đề này Nhung xin phép không bàn bạc ở đây).
Đào tạo và phát triển sẽ phụ thuộc vào quan điểm của tổ chức, cũng như phụ thuộc vào tính hình kinh doanh của tổ chức.
Giả dụ: doanh nghiệp mới startup, vấn đề của doanh nghiệp là cơm – áo – gạo – tiền để nuôi sống doanh nghiệp ngay và luôn, thì doanh nghiệp có cần quan tâm đến đào tạo sâu sắc hay không?
Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng có đào tạo, chẳng qua là lựa chọn đào tạo theo hình thức như thế nào, thời gian đào tạo ra sao mà thôi.
Hôm nay, Nhung xin chia sẻ về quá trình tiến hành hoạt động đào tạo nhé.
Thông thường, hoạt động đào tạo và phát triển sẽ do phòng Hành chính Nhân sự phụ trách, nhưng với những doanh nghiệp lớn hơn sẽ có riêng hẳn phòng đào tạo, hoặc thậm chí có trung tâm đào tạo riêng của doanh nghiệp, tổ chức mình.
👉 Đầu tiên là xác định nhu cầu đào tạo.
Tại sao cần xác định nhu cầu đào tạo?
Chắc hẳn các bạn hiểu rằng chi phí cho hoạt động là rất tốn kém. Tốn chi phí xây dựng bài giảng, mời giảng viên, tổ chức sự kiện, chi phí trả cho những người đi tham dự khóa học. Còn nếu thuê bên ngoài thì còn tốn chi phí thuê địa điểm,
Thứ 2 đó là nếu như chất lượng của việc đào tạo không đạt hiệu quả, ngoài việc tốn chi phí ra, chúng ta có thể phải xử lý các hoạt động về sau như người lao động hiểu sai về chương trình học dẫn tới làm sai, hay có những hiểu biết sai lệch về chủ trương chính sách.
👉 Thứ 2 chúng ta cần xác định mục tiêu đào tạo.
Mục tiêu khóa đào tạo này là gì? Đào tạo định hướng, đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ năng hay đào tạo an toàn, kỹ thuật ….
👉 Thứ 3 chúng ta cần xây dựng chương trình đào tạo, lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo.
Đến bước này, hầu như chúng ta đã có bức tranh gần như rõ ràng về khóa đào tạo của chúng ta rồi.
👉 Thứ 4 là lựa chọn đối tượng đào tạo.
Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích đào tạo khác nhau, chúng ta sẽ có đối tượng đào tạo khác nhau.
Việc này sẽ được truyền đạt rõ ràng tới các trưởng bộ phận để lựa chọn được những người phù hợp nhất để đi đào tạo.
Ví dụ: khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp hiệu quả theo các bạn nên tuyển dụng những người nào đi đào tạo trong tổ chức, phòng ban của bạn.
👉 Thứ 5 là xác định kinh phí đào tạo.
👉 Thứ 6 xác định người đào tạo: giảng viên đào tạo nên là người bên trong tổ chức hay bên ngoài tổ chức?
👉 Và cuối cùng, kết thúc khóa đào tạo, điều cần thiết là đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo.
Thực hiện được đầy đủ các bước trên, Nhung tin các bạn sẽ có khóa đào tạo thành công.
Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung
Đăng ký nhận tài liệu đào tạo tại: https://bit.ly/3NG499O
Trong bối cảnh hiện đại, ngành sản xuất đang đối diện với những thách thức… Read More
(PLVN) - Qua khảo sát, thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm… Read More
Trong vài tháng, Google đã cắt giảm nhân sự tại đội ngũ tiếp thị, nền… Read More
Cảm ơn anh chị và các bạn đã tới tham dự buổi offline ấm cúng… Read More
Các khóa học BSC KPI ngày càng dành nhận được nhiều sự quan tâm của… Read More
Việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình tuyển dụng đang tái… Read More