6 năm kể từ ngày bỏ nghiệp thầu bè theo Nghề Nhân sự, không kiến thức, không kinh nghiệm, không database vậy nhưng thật may mắn trúng tuyển vào Fsoft. Tay không bắt giặc mới hiểu được cái khó, cái khổ của những chị em làm Tuyển dụng. Ngày nào CV về nhiều thì mừng rơi nước mắt, ngày nào ứng viên cancel offer khi sắp đi làm cũng nước mắt tuôn rơi. Cảm xúc lên xuống liên tục theo ứng viên ngày qua ngày cứ như đồ thị hình Sin vậy. Ấy thế mà thời gian cũng làm cho những người tuyển dụng như mình “chai sạn” với những ứng viên củ chuối đó và vững vàng hơn khi tiếp nhận những thông tin dễ gây “tụt mood”. Giờ thì mình chỉ bận tâm đến những ứng viên chất lượng, thái độ tốt và ngược lại cũng luôn giúp họ có những cơ hội và mức thu nhập như mong muốn. Niềm vui mỗi ngày được tăng thêm vì thấy mình hữu ích vô cùng ...
Những ngày đầu mới vào nghề Tuyển dụng, mình nghĩ đây là một nghề khó nhưng hoá ra lại cực khó. Để làm tốt công việc này thì ngoài những kĩ năng, tố chất vốn có của bản thân, đầu tiên phải kể đến là kĩ năng giao tiếp, sự khéo léo, chỉn chu,... thì cần phải có sự hiểu biết về ngành về đối thủ của các Cty, và quan trọng nhất là phải hiểu người - biết ta.
Hiểu người: tức là hiểu được ứng viên họ đang cần gì (đôi lúc điều họ cần ko phải là lương cao hơn như vô số người thường nghĩ) muốn hiểu được thì phải cùng với họ như 1 người bạn thực thụ chứ ko phải là Nhà tuyển dụng formal ngày xưa.
Biết ta: tức là người làm tuyển phải là người hiểu được mọi ngõ ngách của cty mình, nắm được điểm mạnh, điểm yếu Cty mình có (môi trường, chế độ đãi ngộ, lương bổng, dự án, công nghệ, con người (Sếp và người sẽ PV ứng viên này),...
Hiểu rồi thì cần phải có kĩ thuật kết nối và tìm những điểm chung giữa mong muốn của ứng viên và những gì Cty đang có để chia sẻ và móc nối với ứng viên đúng thời điểm. Đôi lúc sai thời điểm nhưng đúng người thì phải có kĩ thuật “đeo bám”. Tại sao đeo bám lại phải có kĩ thuật, vì bám riết quá thì dễ bị xếp vào cùng hàng ngũ giống đa cấp, bảo hiểm và đừng mong là ưv họ sẽ quan tâm, còn hỡ hững quá thì chắc chắn cơ hội qua đi lúc nào không hay, ưv tốt họ cũng nhiều người hunt và nhiều cơ hội tốt nhưng nhu cầu chuyển việc cũng chỉ có 1 vài thời điểm nhất định mà thôi.
Chưa hết, để tuyển dụng và xây dựng Networking tốt, điều cơ bản đầu tiên mình phải là 1 người có chữ tín, người để cho ứng viên tin tưởng và nhớ đến. Làm được điều này không khó, chỉ cần đặt mình vào ứng viên trong mọi bước đi là Ok.
Tuyển dụng đã khó, quản lí nhân sự cũng khó không kém với 1 đứa mù kiến thức như mình. Chuyển nghề dễ mà không dễ, luôn phải học mỗi ngày từ đồng nghiệp, từ các chị gạo cội trong nghề, từ các chuyên gia trong mọi lĩnh vực,...
Những bài học đầu tiên về Nhân sự thật đáng quý biết bao, cảm ơn những người chị đã cho em cảm hứng và quyết tâm để theo nghề này.
Đây đúng là công việc yêu thích nhất trong 9-10 loại công việc em đã từng làm : ))))
Nice weekend
Huong Bui | fb/huong.ngoclan.925
Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More
74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhân viên xin nghỉ việc ngày càng trở nên… Read More
Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More
View Comments
Để hiểu người thì phải đứng nhìn với góc độ của họ. Tức là khi phỏng vấn cách nghĩ trong vai trò cùng phía với họ để hiểu, biết họ nhìn cái gì, nhìn để làm gì. Khi đó mới có thể cùng họ cân đo cái họ cần, mới phân tích hơn thiệt mà "giả giá" với họ.
Đa phần NTD cứ đứng ở góc độ DN, vị thế của NTD mà đàm phán. Việc này chỉ có tác dụng, hiệu quả với việc không cân xứng (UV phụ thuộc, "nhẹ ký"), Nhưng lại hay bị vuột những UV giỏi, tốt đến xuất sắc.
Cám ơn chia sẻ của tác giả tử bài viết