Sáng nay vào đọc comment của mọi người trong bài viết "Học việc xong mới đến thử việc có được không ?", tôi có trao đổi lại một số ý về "học việc" có phải là "học nghề", "tập nghề" không?. Tự dưng tôi lại nảy ra cái thắc mắc: Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng loại gì và có phải hợp đồng lao động ? . Rồi tôi đi tìm hiểu thấy một bài viết trên CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA khá chính xác. Nên đưa về đây để mọi người cùng đọc.
Ớ dưới cùng, tôi có để 2 mẫu hợp đồng cộng tác viên. Mọi người cần thì tham khảo nhé.
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động? Quyền lợi người lao động khi ký kết hợp đồng cộng tác viên.
Cộng tác viên là cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Cộng tác viên được trả thù lao theo từng công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện công việc. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường tuyển dụng các cộng tác viên để thực hiện, hỗ trợ các công việc kết thúc trong một thời hạn nhất định, ít kéo dài; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả gói gọn theo công việc được giao, tính theo sản phẩm, cách thức trả là tạm ứng và tất toán khi xong công việc.
Tại Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng khi phát sinh quan hệ lao động. Khái niệm quan hệ lao động được đề cập tại Khoản 6, Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 quy: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”. Theo quy định tại Điều 22, Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động có 03 loại:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Điều 518 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về hợp đồng dịch vụ:
“Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Như vậy theo các quy định trên, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, công việc tính chất làm công ăn lương, người lao động chịu sự ràng buộc nhất định theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (như buộc phải tuân thủ về thời gian làm việc trong một ngày, số ngày trong một tuần, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết...) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.
Theo đó, tùy theo loại hợp đồng mà người được tuyển dụng sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định. Cụ thể:
1, Đối với hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2005. Như vậy, trong trường hợp này, bên cung ứng dịch vụ (cộng tác viên) sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Điều 523 bộ luật này. Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện.
- Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Như đã chứng minh ở trên, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thêm vào đó, bên cung ứng phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2014. Thông thường mức nộp thuế thường là 10%.
2, Đối với hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012, theo đó người lao động được hưởng quyền lợi quy định của Bộ luật lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệ. Cụ thể:
Về bảo hiểm xã hội:
Theo điểm a, điểm b, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia bảo hiễm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Trong đó, theo Khoản 1, Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng quy người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 1/1/2018.
Về bảo hiểm y tế:
Người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động (trích Khoản 1, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014).
Về bảo hiểm thất nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật việc làm 2013, người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng cộng tác viên: http://goo.gl/9Y6IPr
NS - 21 - BM01 - Hop dong cong tac vien CTV.doc
NS - 21 - BM01 - Hop dong cong tac vien tro giup phap luat.docx
NS - 21 - BM01 - Hop dong cong tac vien.doc
Như vậy, khi một cá nhân vào tổ chức làm việc sẽ có 4 hình thức:
1 - Lao động
+ Không thời hạn
+ Có thời hạn
+ Theo mùa vụ
2 - Dịch vụ
+ Khoán
+ Cộng tác viên
3 - Học nghề, tập nghề
4 - Thử việc
Và nếu ký hợp đồng cộng tác viên thì cũng phải lưu ý có 2 loại: lao động hoặc dịch vụ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2011
HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN
Chúng tôi
Một bên là:
Ông: Nguyễn Hùng Cường
Chức vụ: Tổng giám đốc
Đại diện cho doanh nghiệp: Tổ chức Khảo sát và Đánh giá độc lập Vinatetst.
Địa chỉ: B5, đô thị Nam Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (844) 668 20 224 Fax: (844) 378 55 518
Một bên là:
Ông/ Bà:
Sinh ngày:
Địa chỉ thường trú:
Điện thoại liên lạc:
Nghề nghiệp:
Số CMTND: Cấp ngày:
Thoả thuận ký kết Hợp đồng Cộng tác và cam kết thực hiện đúng các điều khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng:
Ông/ Bà:
Sẽ làm việc cho: Tổ chức Khảo sát và Đánh giá Độc lập Vinatest.
Theo hình thức (Cộng tác theo công việc hay dài hạn)
Lĩnh vực cộng tác:
Từ ngày ……….tháng ………. năm ……… Đến ngày……….tháng………năm.............
Địa điểm làm việc: Tổ chức Khảo sát và Đánh giá Độc lập Vinatest.
Điều 2: Chế độ làm việc:
- Thời giờ làm việc:
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Các công cụ và thiết bị làm việc sẽ được cấp phát theo nhu cầu làm việc.
- Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3 : Nghĩa vụ và quyền lợi của Cộng tác viên :
1 – Nghĩa vụ :
Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/ bà:
Thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Tuân thủ nghiêm túc Quy chế cộng tác viên, Quy chế của Tổ chức, kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động của Tổ chức.
2 – Quyền lợi :
Có quyền đề xuất, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Nhưng phải báo cho Tổ chức biết trước một thời hạn là: 10 ngày.
Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cộng tác, các bên trong hợp đồng cộng tác có trách nhiệm tiến hành thanh lý hợp đồng cộng tác. Cộng tác viên có trách nhiệm bàn giao toàn bộ các hồ sơ, công việc trợ giúp đang thực hiện cho Tổ chức.
Tổ chức có trách nhiệm thanh toán các chi phí hợp lý cho Cộng tác viên dựa dựa trên sự thỏa thuân đã có giữa hai bên.
Cộng tác viên đã chấm dứt hợp đồng cộng tác vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những công việc đã thực hiện trong quá trình là cộng tác viên.
Điều 4 : Nghĩa vụ và quyền lợi của Tổ chức:
1 – Nghĩa vụ :
1. Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để Cộng tác viên làm việc đạt hiệu quả.
2. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trợ giúp Cộng tác viên.
3. Cấp phát những dụng cụ làm việc cần thiết cho Cộng tác viên.
4.Thực hiện trách nhiệm khác theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
2 – Quyền hạn :
1. Phân công công việc đã cam kết trong Hợp đồng Cộng tác viên.
2. Nghiệm thu, đánh giá kết quả công việc mà Cộng tác viên đã hoàn thành;
3. Điều chuyển tạm thời Cộng tác viên, tạm ngừng việc, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng Cộng tác viên khi thấy Cộng tác viên không hoàn thành tốt công việc hoặc không phù hợp với nhiệm vụ được phân công.
Điều 5 Hợp đồng lao động có hiệu lực
Từ ngày ……….tháng ………. năm ……… Đến ngày……….tháng………năm.........
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có những thay đổi, bổ sung thì 2 bên cùng bàn bạc giải quyết.
Hợp đồng này làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Cộng tác viên
( Kí, ghi rõ họ tên)
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More
View Comments
Dear anh Cường,
Em đọc thông tin ở trên em vẫn chưa thực sự hiểu rõ sự khác biệt khi HĐ CTV là HĐLĐ và khi là HĐDV nên em xin phép hỏi anh vào trường hợp thực tế của đơn vị em luôn.
1. Đơn vị em muốn ký HĐ CTV dài hạn nhưng vẫn đúng quy định Luật. Trường hợp HĐ CTV là HĐ DV thì có giới hạn thời gian hợp đồng không? Nếu có giới hạn thì hiệu lực tối đa là bao lâu?
2. Trong HĐ CTV là HĐ DV thì mức thù lao của CTV trả theo tháng chứ không trả theo đầu việc có được không?
3. Sự khác nhau khi HĐ CTV là HĐ DV và khi là HĐLĐ là ở quan hệ lao động (thể hiện trong từ ngữ HĐ: NSDLĐ và NLĐ), công việc tinh chất làm công ăn lương (HĐLĐ: làm việc theo mô tả công việc cụ thể còn HĐ DV là theo sự chỉ đạo của GĐ...), quy định về thời gian làm việc (HĐLĐ: làm việc 5 ngày/ tuần từ 8h30 đến 18h còn HĐDV là làm việc 4 giờ/ngày...) Em hiểu như thế có đúng không?
Mong nhận được sự tư vấn từ anh Cường!
Chân thành cảm ơn!
Dear anh Cường,
Em cũng cùng một câu hỏi như anh/ chị bên trên mà không thấy câu trả lời, xin hướng dẫn giúp ah.
Anh Cường ơi,
Em cũng cùng một câu hỏi như anh/ chị bên trên mà không thấy câu trả lời, xin hướng dẫn giúp ah.