Todd Graves, CEO tỷ phú và là đồng sáng lập của chuỗi nhà hàng Raising Cane’s Chicken Fingers - sở hữu hơn 800 chi nhánh khắp Hoa Kỳ và Trung Đông, đã chia sẻ kinh nghiệm của mình khi xem xét hồ sơ ứng viên. Với ông, dấu hiệu "cờ đỏ" lớn nhất mà ông chú ý chính là thói quen nhảy việc liên tục. Ông nhấn mạnh, khi xem hồ sơ của ứng viên cứ mỗi 2 đến 3 năm thay đổi công việc một lần thường khiến ông đặt câu hỏi: "Họ đang thực sự đi làm vì tổ chức hay chỉ vì bản thân?".
Todd Graves tin rằng việc thường xuyên thay đổi công việc có thể là dấu hiệu cho thấy ứng viên đang “săn tìm danh hiệu” hơn là sự cống hiến lâu dài. Ông cho biết, trong các buổi phỏng vấn, những người này thường sử dụng ngôn từ để chiều lòng nhà tuyển dụng, thay vì trả lời thành thật. Và nếu tinh ý, qua những câu trả lời không đồng nhất trong các vòng phỏng vấn, Graves có thể nhận ra sự thiếu nhất quán trong thái độ của ứng viên.
“Khi ứng viên chú trọng đến danh hiệu cá nhân hơn là tinh thần làm việc nhóm, đó là một dấu hiệu cảnh báo lớn đối với tôi,” Graves chia sẻ. Chính vì vậy, trong quá trình phỏng vấn, ông luôn cố gắng đánh giá mức độ đam mê của ứng viên đối với thương hiệu và công ty, cũng như khả năng hòa hợp của ứng viên trong môi trường làm việc của công ty. Graves nhận thấy rằng những ứng viên thực sự quan tâm đến tổ chức, đồng nghiệp, và sự phát triển chung của tập thể sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong công việc, thay vì chỉ tập trung vào sự phát triển cá nhân.
“Điều này đúng với tất cả mọi vị trí, từ thu ngân đến đầu bếp của chúng tôi tại các cửa hàng,” Graves cho biết thêm.
Vậy nhảy việc có hoàn toàn là điểm trừ?
Thực tế, nhảy việc đã trở nên phổ biến, nhất là khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh. Một số chuyên gia cho rằng tư duy “chê trách” ứng viên nhảy việc đã lỗi thời, miễn là hồ sơ không có quá nhiều lần thay đổi công việc. Tuy nhiên, Todd Graves không phải là người duy nhất lo ngại về vấn đề này. Theo khảo sát gần đây của LinkedIn, hơn một phần ba các nhà tuyển dụng cho biết họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng đối với ứng viên có quá trình làm việc ngắn hạn ở nhiều công ty khác nhau.
Các nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng: “Nếu bạn chỉ ở đó 9 tháng, liệu bạn có ở đây lâu hơn không?”
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia nghề nghiệp thường khuyên rằng không nên nhắc đến những công việc cũ trừ khi được hỏi đến. Phần tóm tắt trên hồ sơ hoặc phần “Giới thiệu” trên LinkedIn có thể là nơi hợp lý để giải thích ngắn gọn về kinh nghiệm. Nếu được hỏi trực tiếp, hãy chuẩn bị câu trả lời ngắn gọn, tập trung vào mục tiêu tương lai và những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty mới. Quan trọng là đừng để nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đã làm gì sai sót hay thiếu trách nhiệm ở công việc cũ.
Sự thành công trong việc tìm việc không chỉ đến từ kỹ năng và kinh nghiệm, mà còn là cách bạn truyền đạt được câu chuyện sự nghiệp của mình một cách chân thành và thuyết phục.
CNBC
Nguồn: Lưu Ly - ĐSPL
Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More
74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhân viên xin nghỉ việc ngày càng trở nên… Read More
Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More