Tiền lương của người lao động được xác định dựa trên những yếu tố nào?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định.

Hằng năm, cơ quan bà Hoàng Ngân (Thái Nguyên) đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước nguồn chi thường xuyên với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có nhiều hạng mục kiến trúc, đường, điện, thoát nước… tại nhiều tỉnh, thành phố.

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH các bộ, ngành ban hành quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương không được vượt quá các giá trị đã quy định.

Theo đó một số tỉnh, thành phố đã ban hành quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương để thuận tiện trong quá trình xác định tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp thực hiện.

Tuy nhiên, theo bà Ngân, việc ban hành hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương giữa các tỉnh, thành phố còn có sự khác nhau (tỉnh, thành phố gần nhau, cùng là vùng IV nhưng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương lại khác nhau hoặc cùng là thành phố thuộc tỉnh nhưng hệ số khác nhau).

Do vậy, bà Ngân đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể việc xác định hệ số này, có tiêu chí nhất định để bảo đảm việc sử dụng hệ số hiệu quả, thống nhất trên cả nước.

Trường hợp địa phương đã ban hành hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương thì bà Ngân đề nghị khuyến cáo bộ, ngành vận dụng hệ số này vào quyết định xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương của bộ chuyên ngành có được không?

Bà Ngân cũng muốn biết, việc xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương đối với các sản phẩm, dịch vụ công có tính chất chuyên ngành dựa trên nguyên tắc, tiêu chí cụ thể nào để tránh hiện tượng trong cùng một địa bàn có các hệ số khác nhau?

Đối với các địa phương đã ban hành quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương, nhưng đến nay chưa có quyết định thay thế thì tiếp tục sử dụng hệ số này có được không? Có địa phương trước đây địa điểm thực hiện là vùng III (hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương = 0,7) nhưng theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP thì vùng II được hiểu hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương = 0,7 có phù hợp không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH thì tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất được xác định trên cơ sở hao phí lao động nhân với hệ số lương, phụ cấp của chức danh, công việc nhân mức lương cơ sở và hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương.

Trong đó, hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương xác định theo từng vùng (không vượt quá 1,2 đối với vùng I0,9 đối với vùng II; 0,7 đối với vùng III và không quá 0,5 đối với vùng IV) do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định.

Theo đó, hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương nêu trên là mức tối đa, hệ số cụ thể đối với từng vùng lương tối thiểu thực hiện theo quyết định của bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.

Quy định xác định chi phí tiền lương trong Thông tư số 17/2019/TT- BLĐTBXH theo hệ số lương nhân với mức lương cơ sở áp dụng chung cả nước không phân biệt theo vùng, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động trên các vùng khác nhau (Hà Nội, TPHCM, Hòa Bình, Lai Châu,...) có sự chênh lệch khá lớn về chi phí sinh hoạt, mức lương thị trường.

Do đó, để bảo đảm sự hài hòa giữa các địa phương và đời sống người lao động, quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm theo vùng do các bộ, ngành, địa phương quyết định để mức lương tính trong đơn giá phù hợp với mặt bằng tiền lương trên thị trường và khả năng ngân sách của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp địa phương đã ban hành hệ số điều chỉnh tăng thêm, khi thay đổi vùng lương tối thiểu từ vùng III lên vùng II thì hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa được xác định theo vùng II. Tuy nhiên, hệ số điều chỉnh tăng thêm cụ thể do UBND tỉnh quyết định.

Theo: Dân trí

Nhìn chung, tiền lương của người lao động là một vấn đề quan trọng và được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến mức lương:

Các yếu tố pháp luật

  • Mức lương tối thiểu: Đây là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Mức lương này thường được điều chỉnh định kỳ dựa trên nhiều yếu tố như mức sống, chỉ số giá tiêu dùng, và năng suất lao động.
  • Quy định về hình thức trả lương: Pháp luật quy định các hình thức trả lương phổ biến như lương tháng, lương ngày, lương giờ, hoặc kết hợp nhiều hình thức.
  • Các khoản phụ cấp: Pháp luật cũng quy định các khoản phụ cấp bắt buộc mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, chẳng hạn như phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, v.v.

Các yếu tố liên quan đến thị trường lao động

  • Cung và cầu lao động: Khi nhu cầu tuyển dụng cao mà nguồn cung lao động lại khan hiếm, mức lương thường có xu hướng tăng. Ngược lại, khi nguồn cung lao động lớn hơn nhu cầu, mức lương có thể giảm.
  • Ngành nghề: Các ngành nghề có yêu cầu cao về kỹ năng, chuyên môn, hoặc điều kiện làm việc đặc biệt thường có mức lương cao hơn so với các ngành nghề khác.
  • Vị trí công việc: Cấp bậc, trách nhiệm và tính chất công việc cũng ảnh hưởng lớn đến mức lương. Các vị trí quản lý, chuyên gia thường có mức lương cao hơn so với nhân viên cấp dưới.
  • Kinh nghiệm làm việc: Người lao động có nhiều kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn cao thường được trả lương cao hơn.
  • Trình độ học vấn: Trình độ học vấn càng cao, khả năng tìm được việc làm với mức lương tốt càng lớn.

Các yếu tố khác

  • Năng suất lao động: Người lao động có năng suất làm việc cao, chất lượng công việc tốt thường được đánh giá cao và có cơ hội tăng lương.
  • Khả năng đàm phán: Khả năng đàm phán của người lao động cũng ảnh hưởng đến mức lương khi ký kết hợp đồng lao động.
  • Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương.
  • Thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động: Mức lương cuối cùng thường được thỏa thuận giữa hai bên dựa trên các yếu tố trên và điều kiện cụ thể của mỗi công việc.

Lưu ý: Các yếu tố trên có thể tác động lên nhau và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về KPI cho các phòng ban thì có thể tham khảo Bộ tài liệu Quản trị nhân sự. Bộ tài liệu về hệ thống Quản trị nhân sự iCPO 4.0 dành cho tất cả anh chị đang làm nghề nhân sự, có thể trả lời 90% các yêu cầu về tài liệu nhân sự không giới hạn. Cụ thể:
  • 10+ Quy trình hành chính - nhân sự: quy trình đào tạo, quy trình tuyển dụng, quy trình onboarding, quy trình sa thải, …
  • 100+ Mô tả công việc chuyên sâu: Marketing, kế toán, kinh doanh, sản xuất, pháp lý, …
  • 50+ Bộ câu hỏi phỏng vấn nhiều vị trí: IT, kế toán, marketing, HR, …
  • 10 Báo cáo mẫu nhân sự: tình hình nhân sự, đào tạo, nghỉ việc, thử việc, chi phí tuyển dụng, ...
quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

65% nhân viên tin rằng “lương được trả không công bằng”

74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More

5 giờ ago

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

16 giờ ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

17 giờ ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

1 ngày ago

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

1 ngày ago