General HR 40 tuổi thì nên làm gì học gì để nâng cấp profile?

Mới đây tôi nhận được một tâm sự trên cộng đồng. Tâm sự của 1 chị bạn U40 (Chắc chạc tuổi tôi. Tôi khi viết bài này cũng đã 40). Khái quát băn khoăn của chị là: "General HR 40 tuổi thì nên làm gì học gì để nâng cấp profile và vượt qua giai đoạn khó khăn này?". Xin mời anh chị cùng đọc tâm sự của chị bạn:

"Chào mọi người, mình U40. Làm General HR được hơn 10 năm rồi. Giai đoạn suy thoái kinh tế đầu năm 2024 thật sự là thử thách lớn với mình. Công ty mình lúc đó liên tục cắt giảm nhân sự, giảm lương, thậm chí còn nợ lương. Mình cảm nhận rõ rằng ngày mình bị cho nghỉ việc không còn xa nên mình ngay lập tức đi tìm cho mình con đường mới.

Nhưng thực tế ở độ tuổi như mình, tìm một công việc mới không còn dễ dàng như lúc còn 25,30. Trong suốt 3 tháng mình có có ứng tuyển khá nhiều công ty và cũng được giới thiệu cho 1 vài công ty người quen, nhưng mình nhận thấy hầu hết các công ty chỉ ưu tiên ứng viên trẻ tuổi hơn, với yêu cầu mức lương thấp hơn để công ty bớt một phần chi phí. Việc có nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng lành nghề và thái độ tốt cũng vẫn có thể bị loại ở vòng CV.

Lúc này mình được nhiều anh em bạn bè đưa lời khuyên nên đi học thêm các khóa ngắn hạn như OKRs, khung năng lực, EB,...để nâng cấp profile thì may ra mới đối chọi được với gen Y, gen Z. Nhưng mình còn chần chừ chưa đi, 1 phần cũng khá bận, 1 phần cũng chưa tin tưởng lắm.

Mọi người đã có ai có kinh nghiệm xin việc tuổi 35-40 ko, có thể chia sẻ, gợi ý thêm giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn này được ko ạ? Mình xin cảm ơn mọi người rất nhiều"

Đọc xong tâm sự, tôi thấy đồng cảm. Đến 40, hẳn mọi thứ đều đã ổn định. Vậy mà bạn vẵn còn đang phải suy nghĩ trăn trở. Đáng ra những điều này nên được chúng ta suy nghĩ từ những năm 30. Chị bạn của tôi có vẻ rơi vào tình huống "CHUỘT SA CHĨNH GẠO".

Xin kể bạn nghe đại ý: Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được. Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo. Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.

Bài học: Cuộc sống này không chỉ toàn bình yên mà còn đầy rẫy những cạm bẫy tiềm ẩn. Việc hưởng thụ cuộc sống không có gì sai. Nhưng chúng ta cần phải suy xét tới những mối nguy hiểm đang rình rập. Không bao giờ được thỏa mãn hưởng thụ mà chủ quan để rồi lúc nhận ra mối nguy thì đã muộn.

Kể ra câu chuyện chuột sa chĩnh gạo, tôi không có ý chê hay trách chị bạn U40 của tôi. Ai cũng có cái gì đó để tập trung. Chỉ có điều, giá mà chị đọc được những lời khuyên của tôi dành cho các bạn tuổi 30 thì tốt biết mấy:

- Độ tuổi 30 như mình người ta chỉ tuyển cấp Quản lý Nhân sự, giờ làm thế nào?
- Ở tuổi 32 em thực sự muốn hiểu cách vận hành hệ thống QTNS trong doanh nghiệp để bước ra vùng an toàn, tìm kiếm cơ hội bứt phá bản thân
- Muốn làm trưởng phòng Quản trị Hành Chính Nhân sự thì phải làm và học như thế nào?

Xin phép được khoe với anh chị và các bạn, đến thời điểm này, tôi không phải thường trực mối lo như chị bạn mặc dùng cùng lứa. Tôi có thể tự tạo việc cho mình. Cho nên mạn phép chị bạn được đưa ra lời khuyên:

Vậy ở tuổi 40 nên như nào?

1. Học quản trị chiến lược

Theo tôi nên học khóa học gì đó để giúp công ty không rơi vào hoặc vượt qua "giai đoạn suy thoái kinh tế.". Tức là làm sao để mọi người cùng hiểu và cùng tham gia vào việc thúc đẩy công ty có doanh thu. Nghe có vẻ hơi mông lung. Cụ thể hơn là ở tuổi này, chúng ta cần phải có những kiến thức về chiến lược. Kiến thức đủ để chúng ta nghe hiểu được CEO đang nói gì. Hiểu về chiến lược là biết mô hình kinh doanh của công ty, phân tích SWOT, đưa ra các chiến lược tổng thể, chiến lược R&D sản phẩm, thương hiệu, vận hành, thị trường, cạnh tranh... Quan trọng là chiến lược nhân sự. Chiến lược, nghe có vẻ hơi xa vời nhưng chỉ cần có những kiến thức này rồi vận dụng nó được trong doanh nghiệp, bạn sẽ thấy một cái gì đó được mở rộng. Kiểu giống như hình dưới đây, chúng ta sẽ mở rộng vùng an toàn của bản thân.

2. Làm được điều người khác không làm được

Còn nếu không biết về chiến lược thì đến tuổi này, chí ít nên giỏi thứ mà bạn trẻ không làm hoặc không hiểu để làm. Ví dụ giải quyết được tình trạng cung đấu trong doanh nghiệp như 1 bạn vừa hỏi trong cộng đồng. Xem tình huống và cách giải tại bài:HRM cần làm gì khi công ty có tình trạng thế hệ F2 trong doanh nghiệp cung đấu?

Hoặc ví dụ khác như giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị Nhân sự. Bất cứ doanh nghiệp nào đều có mong muốn tạo ra một hệ thống QTNS bài bản, xử lý được các vấn đề về con người giúp tổ chức phát triển. Cụ thể, Doanh nghiệp nào cũng cần công cụ QTNS sau:

Đối với ban lãnh đạo (thượng tầng):
- Bản đồ chiến lược
- Chỉ tiêu chiến lược (KPI CEO)
- Mô tả công việc, phân công nhiệm vụ ban giám đốc
- Quy chế khen thưởng, kỷ luật BGĐ
- Sơ đồ tổ chức toàn công ty
- Quy chế hoạt động, phân quyền, phối hợp giữa các bộ phận
- Các bản định biên ngân sách, chi phí, nhân sự các phòng ban
- Quy trình triển khai, phối hợp công việc các bộ phận

Đối với cấp phòng ban (hạ tầng):
- Mô tả công việc và sơ đồ vị trí
- KPI các vị trí
- Quy trình công việc bộ phận
- Khung năng lực các vị trí
- Chính sách lương cho bộ phận

Tổng quan nhất đó là giúp CEO, ban lãnh đạo công ty giải quyết được tất các vấn đề nhân sự của công ty.

3. Đừng để bị mất việc

Giờ bạn đã 40 tuổi, lại là nữ có gia đình thì khả năng về học sẽ kém đi nhiều so với lứa 30. Đây là điều hiển nhiên mà tôi nghiệm từ chính bản thân tôi. Bước vào tuổi 40, sức khỏe bị tuổi tác kéo xuống. Trí nhớ cũng theo sức khỏe mà dần dần yếu đi. Vì thế tôi nghĩ nếu khuyên bạn đi học, mà lại đi học vào lúc sắp thất nghiệp là hơi thừa. Lời khuyên của tôi là đừng để bị mất việc. Với tình huống ở trên thì nhanh chóng tìm cho mình một con đường lùi chứ đừng để bị động. Tôi nghiệm thấy đang có việc thì xin việc dễ hơn. Cũng tương tự như tôi đang có dự án xây dựng HT QTNS để triển khai thì dễ nhận được thêm dự án hơn là không có dự án nào.

4. Cố gắng đi theo con đường trở thành chuyên gia nhân sự là rất khó khăn

Một trong những sự lựa chọn của U40 là trở thành chuyên gia trong giới. Tôi gặp khá nhiều anh chị em trong độ tuổi này muốn chuyển hướng theo cách tôi đang đi. Thật tiếc, tôi chưa gặp ai đủ kiên nhẫn, tập trung và có đủ sức khỏe cũng như trí nhớ để đi theo con đường này. Nguyên nhân:
- Do sức khỏe giống ở trên. Làm chuyên gia là có thể phải cày đêm, cày chủ nhật, ngồi nhiều giờ, phải ghi nhớ những thứ khó nhớ. Sức khỏe không đủ thì không nên làm chuyên gia. Bên cạnh đó, làm chuyên gia thì không nên nghĩ đến cuộc sống cân bằng.
- Do tư duy. Nếu làm công đủ lâu, đến lúc nào đó, bạn sẽ mang tư duy làm công. Và tư duy này sẽ ăn sâu đến độ bạn mang nó đi tư vấn cho những người làm chủ. Tức là bạn khuyên những ngừời làm chủ trở thành người làm công. Đáng ra phải làm điều ngược lại, làm sao để kéo người làm chủ quay trở lại tâm thế làm chủ mới đúng. Có tư duy làm công, không tư vấn được cho những người làm chủ. Tôi thành thực chia sẻ kinh nghiệm cho bạn.
- Do tài chính. Tuổi 40 có áp lực về tài chính nên khi khởi đầu của làm chuyên gia là làm chủ bản thân, lúc đó bạn sẽ không có tiền. Mà đã không có tiền và dính cả vào tư duy làm công thì bạn sẽ tìm cách để có mấy đồng tiền công. Thế là bạn quay về với vòng lặp của mình.

5. Đừng để bản thân không làm gì

40 tuổi mặc dù sức khỏe đã xuống nhưng chưa phải quá nát. Chúng ta vẫn còn nhiều năng lực để làm nhiều thứ. Mà nếu là con gái thì tuổi này, khả năng cao con cái cũng đã lớn và có thể tự lo được cho mình ít nhiều. Vì thế hãy giúp mình năng động hơn bằng cách tham gia các hoạt động chuyên môn để tăng cơ hội và kiến thức. Tôi thấy các bạn trẻ hay đi giao lưu nhưng người đứng tuổi thì không hay như vậy. Bạn có thể tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ, đi offline...

Bên cạnh các hoạt động cộng đồng, nếu có thể nhận thêm được các việc nào liên quan đến chuyên môn thì nhận thêm. Cho dù việc đó không ra được đồng tiền nào. Ví dụ nhận làm HRM cho 1 công ty nhỏ nào đó. Có nhiều anh chị cũng liên hệ với tôi để xin đi theo dự án tư vấn. Đấy là một cách hay. Nhưng dự án tư vấn có cái đặc thù là khó công bố và đòi hòi hàm lượng kiến thức sâu (giống như ở mục 2) nên tôi không đưa cho các anh chị được. Nhưng xin làm HRM thì tôi lại thấy khả quan.

Thú thực với bạn, ngày xưa tôi làm dự án tư vấn miễn phí suốt, tận mấy năm giời. Thời điểm này tôi vẫn có thể làm miễn phí nếu lĩnh vực hay và là học viên cần hỗ trợ.

6. Chưa làm được cái khó thì hãy tìm cách học để làm được

Khi đã tìm được một việc gì đó như HRM (cho dù miễn phí) thì hãy tập trung chịu khó làm cái khó giống như ở mục 2 mà tôi khuyên. Cố gắng làm và làm cho bằng được. Ở tuổi 40, chị em phụ nữ còn 15 năm nữa là về hưu. Thời gian nói ngắn thì đúng là ngắn thật. Nhưng cũng dài (đối với tôi). Cho nên gia tăng năng lực luôn tốt. Tôi có rất nhiều bài viết hướng dẫn trên blog và cả sách để giúp cho cộng đồng làm được những việc khó. Vì thế bạn đừng ngại hỏi tôi hoặc tìm trên blog này. Tôi tin bạn sẽ làm được cho dù ở tuổi U40.

Khi có điều kiện kinh tế và thực sự không thể tự học được thì hi vọng bạn sẽ tham gia với tôi ở các lớp học video hoặc online tương tác. Tôi đã khuyên xong, đoạn này là PR khóa học nên nếu bạn có hứng thú, hẹn gặp bạn có duyên trong thời gian tới.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản

Tái bút: Các khóa học của tôi phù hợp với những ai muốn và phải làm những việc khó như xây hệ thống. Xin giới thiệu với anh chị và các bạn:
- BSCvsKPI - Kỹ thuật xây dựng hệ thống QT hiệu suất BSCvsKPI http://daotaonhansu.net/bscvskpi/.
- 3P - Kỹ thuật xây dựng QTNS core theo lương 3P: http://daotaonhansu.net/3ps/

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

3 phương pháp đánh giá giá trị công việc hiệu quả

Đánh giá giá trị công việc là một yếu tố quan trọng trong quản lý… Read More

2 ngày ago

Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không?

Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không? Thời gian… Read More

3 ngày ago

5 lý do công ty nên có một hệ thống quản trị hiệu suất

Đã bao giờ bạn tự hỏi: "Thực sự tổ chức có cần phải đánh giá… Read More

4 ngày ago

Ưu và nhược điểm khi áp dụng BSC trong doanh nghiệp

BSC (Balanced Scorecard) là một công cụ quản lý chiến lược phổ biến, được nhiều… Read More

6 ngày ago