Panel interview đang trở thành một phần quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Hiểu rõ về hình thức “interview” này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các buổi phỏng vấn sắp tới. Cùng Blognhansu tìm hiểu panel interview là gì và các mẹo để phỏng vấn thành công nhé.
Panel Interview là hình thức phỏng vấn nhóm hoặc phỏng vấn hội đồng, khi một ứng viên sẽ tham gia buổi phỏng vấn cùng một lúc. Thông thường, nhóm người phỏng vấn bao gồm một số thành viên của công ty, ví dụ như quản lý, bộ phận nhân sự, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan hoặc đại diện từ các bộ phận khác nhau của tổ chức.
Phỏng vấn nhóm được áp dụng để đánh giá ứng viên qua nhiều góc độ bằng cách thu thập nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau. Ứng viên sẽ trả lời câu hỏi từ mỗi thành viên trong nhóm và xử lý những tình huống phức tạp, trình bày những quan điểm của mình một cách rõ ràng và tự tin.
Panel Interview giúp nhà tuyển dụng tiết kiện thời gian, công sức và đánh giá kỹ năng khách quan hơn. Cụ thể:
Một trong những lý do mà hình thức panel interview được sử dụng là vì nó tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ nguyên độ hiệu quả. Nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn xong ứng viên trong 1-2 lần phỏng vấn thay vì kéo dài 4-5 vòng.
Đối với ứng viên, họ cũng không phải tham gia quá nhiều vòng phỏng vấn và phần nào có thể hình dung về tập thể công ty mà họ đang ứng tuyển.
Bằng cách phỏng vấn ứng viên cùng một lúc, các nhà tuyển dụng có thể trực tiếp đưa ra đánh giá một cách khách quan mà không bị “sàng lọc” qua các nhận xét của người khác như phỏng vấn truyền thống.
Panel interview yêu cầu ứng viên phải có sự nhanh nhạy trong tư duy và xử lý tình huống. Do đó, dù cảm giác phải đối mặt với nhiều người cùng lúc sẽ khá đáng sợ nhưng nếu bạn làm tốt thì họ sẽ đánh giá cao khả năng làm việc dưới áp lực của bạn.
Hơn nữa, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá khả năng làm việc nhóm của bạn qua ngay cuộc phỏng vấn. Những kỹ năng này có vai trò quyết định rất lớn trong khả năng được tuyển của bạn.
Trước khi đến panel interview, bạn sẽ được thông báo trước về những người sẽ có mặt trong hội đồng phỏng vấn. Bên cạnh việc tìm hiểu về công ty và sản phẩm/dịch vụ, bạn cũng nên tìm hiểu về những người phỏng vấn bạn. Từ tên tuổi, vị trí công việc cho đến các thành tích nổi bật họ có được trong quá trình làm việc.
Khi đến phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần có để phát đầy đủ cho mọi thành viên trong hội đồng phỏng vấn. Người tuyển dụng có thể liên lạc với bạn về các giấy tờ bạn phải mang. Hoặc bạn muốn mang một số tài liệu cần thiết về một số dự án bạn đã tham gia đến buổi interview. Dù là gì thì hãy mang đầy đủ cho tất cả các thành viên sẽ phỏng vấn bạn nhé.
Panel interview thường có tốc độ nhanh và bao gồm các câu hỏi mở rộng hơn so với hình thức phỏng vấn khác.
Một người phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi tiếp theo sau khi bạn trả lời xong câu hỏi từ người khác. Vậy nên, bạn hãy chuẩn bị bằng cách có đưa ra một số ví dụ về trình độ, kinh nghiệm, quá trình làm việc và thành tích để chia sẻ mỗi khi người phỏng vấn đưa ra một câu hỏi liên quan hơn.
Một bí quyết khi tham gia panel interview là cố gắng tương tác với từng người để bạn có thể xây dựng mối quan hệ bình đẳng với họ. Khi bạn tạo được bầu không khí thân thiện và tinh thần hợp tác, bạn có thể phần nào thể hiện khả năng làm việc nhóm của mình.
Ngoài việc trả lời các câu hỏi của hội đồng phỏng vấn, bạn cũng có thể đặt ra các câu hỏi cho họ để thể hiện sự quan tâm của bạn.
Để làm cho cuộc phỏng vấn của bạn trở nên phong phú hơn, bạn có thể biến cuộc họp thành một cuộc trò chuyện thân thiết hơn. Hãy thử đề cập đến các thông tin mà nhà tuyển dụng đã nhắc đến trước đó trong cuộc phỏng vấn để cho thấy rằng bạn thật sự lắng nghe và ghi nhớ những gì họ đã nói.
Ngoài ra, bạn nên chú ý đến cách giao tiếp phi ngôn ngữ như ánh mắt nhìn thẳng, quay mặt về phía mỗi người phỏng vấn khi bạn trao đổi với họ.
Panel Interview là một hình thức phỏng vấn hiệu quả giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên một cách toàn diện. Để thành công trong Panel Interview, ứng viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kiến thức, kỹ năng và tinh thần. Nếu bạn quan tâm tới chủ đề này thì đừng ngần ngại để lại bình luận để Blognhansu cùng trao đổi nhé!
Năng suất lao động là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống kinh… Read More
Tiểu Lý là một cô gái trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm… Read More
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi… Read More
Tình huống: "Hiện em đang làm HR cho một nhà máy ở tỉnh của một… Read More
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More