Mô hình Warwick cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống để xây dựng chiến lược quản trị nhân sự (HRM) phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của một tổ chức. Đây là một trong những mô hình HRM có ảnh hưởng nhất hiện nay và đã được áp dụng rộng rãi bởi các tổ chức trên khắp thế giới. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu về mô hình này nhé!
Warwick là một mô hình quản trị nhân sự được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp tác động đến quản trị nguồn nhân lực. Từ đó, giúp doanh nghiệp phát triển các chính sách nhân sự phù hợp.
Mô hình Warwick được phát triển bởi hai học giả của Đại học Warwick là Chris Hendry và Andrew Pettigrew vào năm 1986. Trong mô hình này, quản trị nguồn nhân lực được coi là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của tổ chức.
Mô hình Warwick liệt kê và mô tả những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến chiến lược nhân sự của doanh nghiệp. Mô hình này phân tích 5 yếu tố chính:
Mô hình Warwick nhấn mạnh tác động của môi trường bên ngoài, bao gồm các yếu tố như: chính trị, kinh tế xã hội, thị trường lao động, công nghệ, pháp luật… Chẳng hạn, dân số già hóa có thể dẫn đến thiếu hụt lao động có tay nghề cao, buộc các công ty phải đầu tư vào chương trình đào tạo và phát triển nhân viên.
Bối cảnh bên trong bao gồm các đặc điểm của chính doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, kết quả kinh doanh… Ví dụ, trong một công ty có văn hóa đề cao sự đổi mới linh hoạt, công ty đó có thể có nhiều nhân viên tham gia đóng góp vào các chính sách nhân sự hơn là một công ty coi trọng sự ổn định.
Yếu tố này tập trung vào nền tảng của đội ngũ nhân sự hiện tại như vai trò, định nghĩa công việc và kết quả nhân sự…
Chiến lược kinh doanh đề cập đến chiến lược tổng thể của tổ chức như mục tiêu, thị trường, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh… Điều này nhấn mạnh rằng công tác quản trị nhân sự không nên hoạt động độc lập mà phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.
Các yếu tố quản trị nhân sự bao gồm các hoạt động nhân sự cụ thể như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản lý hiệu suất, hệ thống khen thưởng… Ví dụ, một công ty đang tập trung vào sự phát triển của nhân viên có thể đầu tư nhiều hơn vào các chương trình đào tạo và phát triển. Trong khi, một công ty đang cân nhắc việc cắt giảm chi phí có thể thận trọng hơn về chính sách trả lương và phúc lợi.
Dưới đây là các bước áp dụng mô hình Warwick trong quản trị nhân sự:
Doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức như xu hướng kinh tế, phát triển công nghệ, quy định pháp luật… Từ đó, xác định những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tương lai.
Mô hình Warwick nhấn mạnh việc đánh giá thực trạng của tổ chức để có thể đưa ra chính sách nhân sự phù hợp nhất. Doanh nghiệp cần phân tích các đặc điểm nội tại như cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, kết quả kinh doanh…
Các nhà quản lý nhân sự cần nắm rõ mục tiêu chung và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Qua đó, đảm bảo sự liên kết liền mạch giữa công tác quản trị nguồn nhân lực và hoạt động tổng thể của công ty.
Dựa trên việc phân tích bối cảnh bên ngoài và bên trong, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược nhân sự phù hợp. Các khía cạnh như: tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất và khen thưởng cần được xem xét kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào công tác phát triển kỹ năng lãnh đạo, đảm bảo rằng các nhà quản lý có thể hỗ trợ quá trình áp dụng chiến lược nhân sự.
Sau khi xây dựng chiến lược nhân sự, doanh nghiệp cần đảm bảo triển khai nhất quán với các mục tiêu đã đề ra, nhằm phản ánh đúng giá trị và văn hóa của tổ chức.
Trong quá trình triển khai không thể tránh khỏi sự biến động của cả môi trường bên ngoài và bên trong, các tổ chức cần thích ứng với những thay đổi đó. Điều chỉnh chiến lược quản trị nhân sự linh hoạt có thể mở ra những cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Sử dụng các chỉ số có thể đo lường để đánh giá tác động của chiến lược quản trị nhân sự tới sự phát triển tổng thể của một doanh nghiệp. Các công ty cần giám sát liên tục và điều chỉnh chiến lược nhanh chóng, kịp thời dựa trên những dữ liệu thu thập được.
Thu thập đánh giá và học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá trình triển khai, doanh nghiệp có thể cải tiến liên tục chính sách và chiến lược nhân sự. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để điều chỉnh chiến lược nhân sự sao cho phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.
Mô hình Warwick khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào “bức tranh tổng thể”. Nó nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cần chú trọng đến mối liên hệ mật thiết giữa doanh nghiệp với các yếu tố bên ngoài và bên trong.
Mô hình Warwick là một công cụ có giá trị để giúp các tổ chức phát triển chiến lược nhân sự hiệu quả. Bằng cách sử dụng mô hình này, các tổ chức có thể đảm bảo rằng các hoạt động nhân sự được liên kết với chiến lược kinh doanh tổng thể và hỗ trợ tổ chức đạt được mục tiêu của mình.
Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More
74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhân viên xin nghỉ việc ngày càng trở nên… Read More
Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More