Mới chuyển ngang sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu ?
Ra Tết trời Hà Nội bắt đầu ẩm thấp. Mọi thứ cứ mềm mềm, ươn ướt. Trời thì mưa phùn từ sáng đến đêm rồi lại từ đêm đến sáng. Cứ thế trời cho người và cây thưởng thức hương vị của mưa xuân. Thỉnh thoảng, có ngày tạnh ráo, thiên hạ ai cũng mừng. Niềm vui chưa dứt khỏi nụ cười thì chiều tối trời lại xầm xì. Mưa xuân lại tiếp thế len lỏi vào từng nhà. Mưa cứ vậy, trùng trình qua ngõ.
Tôi theo lệ thường, sáng sớm lại ngồi vào bàn và làm những việc yêu thích. Mở blog ra xem lại những bài viết đã viết, tôi thấy một bài tôi trả lời khá ngắn và sơ sài: "Mới đảm nhận vị trí hành chính nhân sự từ vị trí công việc khác nên bắt đầu từ đâu ?" Tự dưng trong tôi dâng lên cảm giác áy náy tệ. Và tôi liền bắt tay viết lại một bài viết sao cho cụ thể hơn và dễ hình dung hơn. Câu hỏi của chúng ta được đặt ra là: Mới chuyển ngang sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu?
Update 200623: Sáng nay vào zalo tôi nhận được tin nhắn: "Hi a! Anh có trọn bộ QTNS ạ? E tay ngang sang quản lý nhân sự nên muốn đc tư vấn về nhân sự. A có khoá học hay như thế nào giúp e phân tích ạ? E cảm ơn nhiều. Mong a trả lời sớm". Thế là tôi lần mò vào blog tìm kiếm những bài viết với từ khóa "chuyển ngang sang nhan sự". Kết quả ra bài này. Bài tôi viết cũng được 8 năm rồi. Và giờ tôi lại có thêm trải nghiệm mới nên có chút bổ sung để bài viết có thêm chiều sâu.
Hết update 200623.
Trong quãng thời gian hoạt động trong lĩnh vực nhân sự của mình tôi gặp không phải khá nhiều mà là nhiều anh chị em không học đúng chuyên ngành mà được chuyển ngang sang làm HR. Nhiều anh chị đã làm từ rất lâu rồi. Chuyển sang làm HR thì có nhiều vị trí lắm. Đến CEO chuyển về làm Nhân sự, tôi cũng gặp rồi. Mỗi người sẽ có cách tiếp cận với Vị trí Nhân sự khác nhau. Theo tôi, việc đầu tiên khi nhận được quyết định đó là suy nghĩ xem đó là cơ hội hay là rủi ro. Tôi thích lối suy nghĩ đây là cơ hội hơn.
- Cơ hội đầu tiên, có thể là ta đang được ở trong quá trình đào tạo CEO nên được điều chuyển vào phòng này. Hi. Hơi buồn cười 1 chút vì đây là cơ hội rất nhỏ. Nhưng chả tội gì mà ta không AQ, không tự huyễn hoặc một chút.
- Cơ hội thứ hai, tất nhiên, HR là lĩnh vực hot và có thu nhập đang lên. Sang đây là sang một khu vực, chân trời mới, rộng mở với cộng đồng hỗ trợ nhau tốt và chúng ta sẽ có những quyền lực mềm mà không phải vị trí nào cũng có được.
Thôi tạm 2 cơ hội thế đã. Giờ trở lại với câu hỏi, câu trả lời của tôi đó là:
1. Tìm hiểu 1 cách tổng thể về Nhân sự
2. Trang bị cho mình công cụ làm việc
3. Tìm hiểu nội tình công ty
4. Triển khai công việc
5. Tham gia 1 vài khóa học hỗ trợ
6. Kết nối cộng đồng
Đây là 6 công việc, 6 bước bạn cần làm để nắm bắt và có thể chuyển ngang sang vị trí Nhân sự một cách tốt nhất. Bạn có thể làm từng việc hoặc làm song song các việc. Không vấn đề gì. Chúng ta sẽ đi vào cụ tỉ từng việc.
Xem ảnh lớn tại : http://blognhansu.net/wp-content/uploads/2015/03/chuyennganghr2.jpg
Việc 1: Đầu tiên, tôi khuyên mọi người là nên tìm cho mình cái nhìn tổng quát về nghề. Khi nắm được 1 cách tổng quát thì tự nhiên trong đầu ta sẽ nảy sinh các ý tưởng để làm việc. Giống như việc lá vàng thì sẽ về cội, ta biết được quy luật thì lá sẽ có rất nhiều cách để rụng: lá khẽ đưa vèo, lá rơi nhẹ như là rơi nghiêng, lá rơi 1 cái bộp xuống đất ... Tổng thể nhất đối với tôi, nhân sự là: làm tất cả mọi việc để công ty và mọi người trong công ty hoàn thành tốt công việc.
Tôi hay lấy ví dụ tụt quần tụt áo để tạo động lực cho các anh em làm việc để minh chứng cho định nghĩa trên. Không hiểu thế nào, tự nhiên đọc trên báo thấy trong tháng này có đến tận 2 vụ tụ quần áo, cởi truồng giữa trốn đông người của các bạn gái để níu giữ tình yêu. Chả lẽ các bạn đọc được ví dụ của tôi và làm theo luôn. Nói và lấy ví dụ vui vậy thôi. Chứ chả ai và tôi khuyên cũng không nên làm cái điều đó.
Công việc của nhân sự xoay quanh vòng đời của nhân viên. Bạn cứ nhìn vào chu trình tổng thể dưới đây sẽ thấy rõ.
Nhân viên bơ vơ ở ngoài thị trường, chúng ta có nhu cầu tìm người giúp đỡ. 2 bên hợp tác. Nhân viên về làm cho công ty. Công ty đánh giá nhân viên. Được thì nhân viên tiếp tục làm cho công ty không thì lại ra thị trường. Gọn như mấy dòng này nhưng là hằng hà sa số việc phải làm.
Mỗi một dòng, một từ khóa ở trong hình trên là khá nhiều việc, dự án cần triển khai. Chúng ta chưa cần phải đi sâu vào từng vấn đề vội, bạn chỉ cần nhìn để hình dung công việc cũng như lấy ý tưởng để triển khai các công việc về sau. Tôi thấy các từ khóa sau bạn nên nắm sơ qua.
- Tuyển dụng
- Thuyên chuyển
- KPI
- Năng lưc
- ASK
- C&B
- Phúc lợi
- DISC
- BHXH
- BHYT
....
Thêm một cái nữa, bạn nên nắm được về tổng quan nhân sự: sẽ có 2 nhóm công việc. Nhóm 1 là vận hành các công việc vật lý và nhóm 2 triển khai các dự án. Do bạn và các anh chị em chuyển ngang nên khả năng chuyển để chạy dự án là ít mà chủ yếu sẽ là chạy các công việc vật lý. Hàng ngày việc phát sinh cái gì thì ta giải quyết cái đó (tôi gọi đó là công việc vật lý).
Update 200623: Nếu bạn khó hình dung thì hãy xem hình dưới đây. Hình này co gọn hơn so với hình trên:
Toàn bộ các công việc Quản trị nhân sự sẽ xoay quanh vòng đời nhân viên bao gồm Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải. Từ tổng quan, nếu nhìn chi tiết, ta sẽ thấy hành chính và Nhân sự mỗi nhóm công việc sẽ có khoảng 20 công việc vật lý nhỏ cần làm. Chi tiết các công việc, bạn cứ nhìn vào các tài liệu trong bài viết này là rõ:
- Các biểu mẫu cần có trong Quy trình quản trị nhân sự
- Các biểu mẫu cần có trong Quy trình hành chính
Nói chung, ở lời khuyên này, tôi muốn nhấn mạnh rằng để chuyển ngang sang nhân sự nhanh thì nên tự học, tự nghiên cứu trước. Nếu trong trường hợp cần gấp và muốn tổng thể, mời bạn sang việc số 5.
Hết update 200623.
Việc 2: Khi bạn có cái nhìn tổng thể, xuyên suốt các công việc nhân sự rồi. Bạn biết việc khỏa thân để tạo động lực cho thằng Sale nó mang tiền về nuôi công ty là việc phải làm và là của mình rồi thì việc thứ 2 tôi khuyên bạn và cả các anh chị là nên: Chuẩn bị cho mình công cụ làm việc.
Do chuyển ngang, nên khi nói đến từ khóa “công cụ làm việc” hẳn mọi người sẽ hình dung được rồi. Tuy nhiên tôi vẫn muốn nhắc lại 1 chút, công cụ làm việc không hẳn chỉ là những thứ vật dụng như máy tính, bàn làm , việc, ngăn đựng giấy mà còn là những thứ vô hình khong sờ nắm được như phần mềm và các biểu mẫu. Nhân sự là việc liên quan đến con người. Con người thì có nhiều loại. Loại con và loại người. Loại tốt và loại xấu. Loại giới tính nam và loại giới tính nữ. Vì thế chúng ta không thể chỉ nói mồm với nhau được mà cần phải có bằng chứng, có cơ sở, có giấy tờ mới ổn. Các biểu mẫu, quy trình, giấy tờ mẫu có sẵn sẽ giúp bạn rất đắc lực.
Cơ bản nhân sự sẽ có khoảng 20 quy trình cùng với các biểu mẫu đi kèm. Tôi sẽ giới thiệu sơ lược cùng đưa tên các biểu mẫu để bạn nắm. Các biểu mẫu này bạn có thể tìm thấy trên mạng nên tôi sẽ không đưa vào đây giống như 1 số quyển sách nhân sự khác. Đưa nhiều biểu mẫu vào chỉ tốn giấy. Bạn chịu khó tìm kiếm là ra. Nếu cần hỗ trợ thì bạn cứ gửi mail cho tôi. Tôi giúp được gì sẽ làm nhiệt tình.
Update 200623:
Tôi nghĩ anh chị em có thể tự sưu tầm và tạo cho mình. Tôi cũng có một bản basic dành cho cộng đồng. Tôi gọi đó là tài liệu QTNS iCPO basic. Nếu muốn, thân mời anh chị cùng vào tải: https://blognhansu.net.vn/?p=21317
Khi bạn tải về và sắp xếp lại, có thể bạn sẽ ra được thư viện giống như này:
Đây là thư viện tài liệu chuyên sâu - đứa con tinh thần đầu tiên của tôi. Trong trường hợp bạn đã có bản basic và muốn nâng cấp để có thể sử dụng các tài liệu cập nhật cũng như đầy đủ hơn rất mong cả nhà cùng ủng hộ tại: http://www.tailieunhansu.net/
Cái giá trị của thư viện chuyên sâu hơn so với basic, như đã nói ở trên đó là: Cập nhật, đầy đủ và hỗ trợ.
Hết Update 200623
...
Một thời gian dài đã đi qua, giờ tôi mới lại có thời gian để viết tiếp phần 2 hướng dẫn những anh chị và các bạn chuyển ngang sang vị trí nhân sự. Trước tôi dừng ở 2 việc:
- Việc 1: Nắm tổng quan để có cái nhìn về nhân sự
- Việc 2: Nên trang bị cho mình những công cụ hữu ích
Lúc này chúng ta sẽ vào việc 3. Nhân sự liên quan đến con người, giúp công ty làm việc hiệu quả thì việc nắm nội tình công ty là tất yếu. Khi bạn ở một vị trí khác thì bạn chỉ có thể nhìn công ty ở một khía cạnh nhất định nhưng đã vào nhân sự rồi thì vị trí này đòi hỏi bạn phải biết hết và khá toàn diện. Bạn phải biết kinh doanh làm cái gì, marketing ra sao, kỹ thuật xử lý ổn không, các chứng chỉ của họ nói điều gì ...
Tại sao lại phải biết hết ? Đơn giản cứ làm đi bạn sẽ thấy. Bạn không biết thì công việc sẽ rất khó khăn. Người ta quảng cho bạn 1 cái mô tả công việc mà bạn còn chả biết người ta viết nội dung công việc đúng hay sai thì chắc chắn bạn sẽ chết bởi núi công việc, sức ép của sếp và cả từ các phòng ban khác.
Hơn nữa, công ty bạn mà to to một chút thì bạn không chỉ phải nắm công việc mà còn phải nắm cả tính cách và biết các loại tính cách để làm việc cho phù hợp. Việc nhân sự là việc quan trọng nhưng không gấp nên dễ bị xếp ra sau. Trong khi đó việc đó lại là của bạn thì bạn phải hoàn thành theo kế hoạch. Bạn sẽ làm sao để thúc đẩy công việc nếu không biết tính cách của đồng nghiệp để điều hướng. Người thích nịnh thì nịnh cho họ làm nhanh. Người thích thẳng thì ta nói thẳng. Không thể nói thẳng một cách như tát vào mặt với người không thích điều đó. Làm vậy thì công việc của ta chắc sẽ còn lâu mới xong.
Tôi nhớ, tôi có một bài dành cho các Hr fresher – các bạn sinh viên mới vào nghề nhân sự. Bài đó tôi khuyên các bạn đó làm một số công việc để tìm hiểu nội tình công ty. Các bạn và các anh chị - những người chuyển ngang – tức là đã đi làm thì tôi không cần nói nhiều. Tôi xin phép nói qua một chút để anh chị nắm. Nếu là tôi thì tôi sẽ:
- Xin phép để dọn dẹp, sắp xếp lại phòng và khu vực tôi làm việc. Phòng nhân sự sẽ nhiều giấy tờ và có nhiều văn bản không được lưu bản mềm. Việc không lưu này có nhiều nguyên nhân như không được lưu, nhân viên cũ đã chuyển đi ... Tuy vậy, không cần quan tâm đến điều đó, chúng ta cứu dọn dẹp cho gọn lại. Dọn phòng là cơ hội cho ta tiếp xúc với lịch sử công ty. Chúng ta nên cẩn thận xem lại từng phòng ban, cố gắng nhớ các vấn đề nổi cộm của công ty cũng như từng người. Nội tình công ty chính là đây.
- Tiếp đến là tìm đến các khu vực lưu trữ bản mềm các chính sách, quy trình ... của công ty. Chúng ta phải cố gắng tập trung được càng nhiều các tốt các file này. Để tiện cho mình mai sau tìm kiếm và như tôi nói từ phần trước, chúng ta cần có công cụ làm việc. Chính các quy trình, biểu mẫu, văn bản đó là công cụ để chúng ta làm việc. Một công đôi việc, chúng ta không nên bỏ qua việc này.
Tạm nghỉ ở chỗ này một chút, mời cả nhà cùng đọc thêm bài : Danh sách các quy chế, quy định cần có trong công ty … ?
...
Việc 4: Sau khi đã nắm tổng quan, có công cụ làm việc và nắm được nội tình công ty thì giờ chúng ta sẽ bắt đầu triển khai công việc. Có 4 loại công việc chúng ta sẽ mần :
- Công việc sếp giao
- Công việc sự vụ
- Công việc còn thiếu
- Và công việc đề xuất
Chuyển ngang sang vị trí nhân sự thì hẳn công ty đang cần người làm những việc nhân sự này. Cần người làm nhưng tuyển mới thì vất vả và có vẻ như công việc cũng không hoặc chưa cần chuyên môn sâu. Do vậy, chúng ta sẽ vào hỏi sếp và trao đổi với sếp những nhiệm vụ sẽ hoàn thành trước mắt. Việc hoàn thành những nhiệm vụ này là điều cơ bản đầu tiên để chúng ta tiến bước tiếp trong lĩnh vực nhân sự. Tôi tin những việc này sẽ không khó. Có khó thì người ta đã tuyển hẳn người có chuyên môn. Bên cạnh đó, nhân sự là lĩnh vực nhạy cảm nhiều thông tin mật cần thời gian mới có thể chuyển giao hết nếu tuyển người mới. Nếu người đó không phù hợp văn hóa thì lại công toi. Cho nên bạn cứ yên tâm thực hiện công việc.
Sau nữa khi ngồi vào vị trí Hr này thì công việc sự vụ hàng ngày sẽ phát sinh. Khi nó phát sinh việc gì thì bạn nhìn vào quy trình và làm theo quy trình đã chuẩn bị ở trên. Hướng dẫn mọi người hoàn thiện các biểu mẫu của bạn. Việc đưa các công việc vào quy trình sẽ dần dần đưa công ty vào hệ thống ổn định. Việc phát sinh thì nhiều lắm, tùy vào vị trí mà bạn phụ trách. Hẳn là sẽ trả lương, xin nghỉ phép, nghỉ việc, viết công văn, quyết định, làm hợp đồng ....
Từng ý công việc mà vẫn còn thời gian, bạn nên xử lý các công việc còn thiếu hoặc chưa hoàn thành từ người tiền nhiệm (nếu có) hoặc người trong phòng (nếu bị quá tải). Tôi có gợi ý 1 số việc như sau:
- Tuyển dụng: công việc cần làm lúc đầu có thể là thống kê lại số lượng người mới tuyển vào và các vấn đề như lương thử việc, lương chính thức, thời gian làm việc ... Việc này để nắm tình hình tuyển dụng của công ty. Sau đó là hỏi xem đang có job nào cần tuyển, yêu cầu ra sao. Tiếp là hỏi xem sẽ có job nào tuyển cần tuyển dụng trong tương lai.
- Đào tạo: Có lẽ câu hỏi đầu tiên nên hỏi là tình hình đào tạo hội nhập của công ty thế nào? Có được duy trì không ? Sắp tới có khóa đào tạo nào ? Đào tạo nội bộ ra sao ?
- Chính sách và lương thưởng: vị trí này thường sẽ phải theo dõi cả thông tin nhân sự nên ta sẽ hỏi có hệ thống theo dõi thông tin nhân sự chưa? Việc tiếp theo nên hỏi là hồ sơ lý lịch nhân viên ở đâu và nên xem qua xem nó thiếu hay thừa cái gì? Việc tiếp nữa hoàn thiện hợp đồng cho những người thiếu. Thường thì nếu chưa có người làm cái này thì công ty hay trễ việc làm hợp đồng lắm.
- Bảo hiểm xã hội: Cái này thì chắc chả cần gì phải hỏi. Tôi thấy có thể làm luôn được. Lên BHXH lấy cái công văn thì chắc người ta sẽ không làm khó dễ cho mình.
Cuối của việc 4, đó là đề xuất công việc cho bản thân mình. Như ở trên chúng ta có tổng thể, có công cụ, có từng công việc chi tiết, có nắm được nội tình công ty thì hẳn chúng ta sẽ có những ý tưởng triển khai để đề xuất với sếp. Bạn cứ nghĩ ra một vài ý tưởng mà công ty còn thiếu để tiến hành trao đổi với sếp rồi triển khai. Không được đồng ý, bạn lại nghĩ ý tưởng khác. Bạn cứ đặt mình ở địa vị của giám đốc, của sếp rồi suy nghĩ hộ họ. Khi ở vị trí giám đốc bạn sẽ thấy ý tưởng. Và thấy cả sự đồng cảm của sếp khi trao đổi nữa. Chia sẻ cá nhân 1 chút, tính tôi không thích bị người khác sai. Mà sai vặt lại càng không thích. Vì thế tôi luôn nghĩ ra việc để làm và cố gắng làm tốt nhất có thể. Nhân sự thì có vô vàn việc để làm. Tôi không tin nếu như có ai đó nói nhân sự không có việc gì để làm. Bạn không tự nghĩ được ra việc cho mình thì người khác sẽ nghĩ hộ bạn. Và người nghĩ hộ bạn thì sẽ làm sếp của bạn. Thế thôi. Bạn nghĩ được việc cho mình và nghĩ được việc cho người khác thì rất tốt. Tuy nhiên nghĩ ra việc cho người khác thì nên cẩn thận khi nói ra. Tùy vào từng vị trí, từng thời điểm bạn mới có thể nói ra được điều này.
Update 200623: Trong trường hợp bạn đủ giỏi, hãy đề xuất các công việc xây dựng lại hệ thống Quản trị nhân sự. Lời khuyên này của tôi có thể hơi quá sức với những ai mới chuyển ngang sang. Nhưng đó cũng là gợi ý tốt. Hệ thống QTNS là tập hợp các yếu tố quản trị nhân sự. Xây dựng hệ thống tức là chỉnh sửa, bổ sung các công cụ như quy định, chính sách, quy định, quy trình cho công ty để xử lý hết các bài toán quản trị nhân sự. Việc đơn giản nhất của xây hệ thống là công việc nhân sự thực tế có quy trình và quy trình có đủ biểu mẫu. Vậy là đủ. Hãy bổ sung ngay biểu mẫu và quy trình nhân sự nếu công ty không có bạn nhé.
Hết update 200623
Việc 5: Lúc này mới là lúc nên học này học nọ. Do là chuyển ngang nên tôi khuyên mọi người vẫn nên cố gắng kiếm một tấm bằng nào đó. Hay chính xác là nên đi học. Đi học nó có 4 cái lợi. 1 đó là có kiến thức; 2 có bằng; 3 có network và các mối quan hệ đồng môn; 4 chứng minh cho sếp thấy là ta đang cố gắng nâng cao trình độ của mình. Nếu chưa có điều kiện về thời gian cũng như tiền bạc thì chúng ta có thể học online. Hiện nay có nhiều khóa học miễn phí. Tôi cũng có tạo ra 1 số khóa học như vậy để hướng dẫn mọi người tiếp xúc với nghề nhân sự. Hướng dẫn làm sao để mọi người bớt bỡ ngỡ và tiếp cận nhanh nhất với nghề.
Chọn trung tâm nơi học theo tôi là một vấn đề mà ai cũng băn khoăn suy nghĩ. Tôi khuyên mọi người nên chọn trung tâm nào lấy định hướng nhân sự để phát triển. Chứ đừng lấy trung tâm đào tạo marketing, đào tạo doanh nhân, đào tạo CEO để đi học Nhân sự. Hãy tìm hiểu xem họ có những hoạt động hướng tới cộng đồng Nhân sự hay không ? Có đóng góp cho xã hội hay không ? Ở Hà Nội tôi thấy có trung tâm đào tạo CEO và HR khá to. Nhưng chả thấy họ tổ chức Offline cho cộng đồng bao giờ, cũng chả cung cấp cái gì miễn phí cả. Họ đào tạo CEO và dụ CEO cử HR đi học. Cách làm của họ tốt cho doanh số của họ nhưng người học là HR thì không được lợi nhiều. Mình tham gia học ở công ty hướng tới cộng đồng nghề thì mình được lợi ở chỗ về sau có nhiều hoạt động mình được miễn phí hoặc giảm giá, được hỗ trợ. Và học như vậy thì ta cũng coi như hỗ trợ công ty đó phát triển để đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn.
Ví dụ như bạn đọc và ủng hộ quyển sách blog nhân sự tôi tâm huyết là đã giúp tôi nhiều để tiếp tục cống hiến cho cộng đồng đấy bạn ạ.
Update 200623: Là một người chuyển ngang sang làm nhân sự mà có thể tự làm được 4 việc trên thì thật sự giỏi (tự học, tự triển khai, tựu đề xuất công việc). Trong trường hợp bạn cần có người hỗ trợ và muốn phát triển nhiều hơn để trở thành trưởng phòng hay giám đốc nhân sự, tôi nghĩ chúng ta có thể đi theo lộ trình như trong bài: Muốn làm trưởng phòng Quản trị Hành Chính Nhân sự thì phải làm và học như thế nào?
Nếu bạn đã sẵn sàng luyện công, dưới đây là lời khuyên hành động của tôi:
* Muốn hiểu rộng về QTNS hãy:
- Không có điều kiện tài chính (tiền):
+ Tải 2000 file tài liệu Quản trị Nhân sự để làm kho tham khảo: https://goo.gl/vHCrgb
+ Tham gia dự án Nghề Nhân sự: http://nghenhansu.net/. Đây là một chương trình đào tạo theo kiểu nhiệm vụ. Tôi thiết kế để người đọc sẽ nhận được nhiệm vụ qua email. Thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ dần dần cập nhật kiến thức của mình ngày càng rộng hơn.
+ Đọc các bài viết trên blog Nhân sự: https://blognhansu.net.vn
- Có điều kiện: Nếu bạn có chút tài chính dư giả hãy
+ Tham gia dự án phi lợi nhuận Bình dân học vụ đào tạo cộng đồng Giải mã Nhân sự của cộng đồng QTNS HrShare: hrshare.edu.vn/giaima
+ Ủng hộ thư viện tài liệu Quản trị Nhân sự chuyên sâu iCPO: www.tailieunhansu.net
+ Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 2 quyển sách tôi nghĩ sẽ hợp cho những ai mới bước vào nghề nhân sự:
++ Quyển 1: Nghề Nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền xây nhà ở Hà Nội? http://goo.gl/ihvhUW
++ Quyển 2: Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu? http://goo.gl/8YDIRq
Hoàn thành những điều trên là tôi nghĩ bạn hoàn toàn có thể đã rất ok trong hành trình chuyển ngang sang quản lý nhân sự.
Hết Update 200623
Việc 6: Bài viết dài lê thê quá, cuối cùng thì tôi cũng đến đoạn chốt. Phù, may quá. Ở việc 5 là đi học và học thày không tày học bạn. Bạn chuyển ngang công việc thì sẽ có nhiều bỡ ngỡ cần hỏi cần giúp đỡ. Nhưng hỏi ai bây giờ, chả lẽ hỏi sếp ? Bắt đầu ở vị trí HR thì bạn nên bắt đầu phải có network – các mối quan hệ công việc và đồng nghiệp. Tự nhiên bạn bốc điện thoại lên gọi cho 1 ai đó người ta không hề biết mình thì theo bạn: người ta có hỗ trợ bạn không ? Nếu bạn alo cho tôi thì tôi sẽ cố gắng hỗ trợ bạn dù chưa biết bạn là ai. Nhưng người khác chắc là sẽ không thế.
Nếu bạn đã hiểu tầm quan trọng của network thế nào rồi thì việc tiếp theo của bạn là “xách mông lên và đi” offline thôi. Việc đầu tiên bắt đầu bằng tìm thông tin. Thông tin về các buổi offline có rất nhiều trên mạng. Bạn có thể lên google tìm kiếm từ khóa “offline + nhân sự”, có thể tham gia các diễn đàn, group facebook và có thể đọc blog của tôi để lấy thông tin. Sau khi có thông tin là đăng ký. Khi tổ chức offline tôi hay nhận được câu hỏi là “em mới tham gia liệu có tham gia được không ?”. Offline sinh ra để những người chưa quen nhau gặp và quen nhau. Offline mà toàn người cũ thì đó là họp mặt mất rồi. Bạn đừng ngại khi tham gia một buổi offline nào đó.
Khi tham gia offline, bạn cũng đừng thụ động chỉ đến để tìm hiểu kiến thức. Kiến thức sẽ có rất ít nếu bạn chỉ nghe và xong thì về. Tốt nhất bạn nên cố gắng tham gia vào việc hỗ trợ tổ chức. Bạn cứ chủ động hỏi xem BTC có cần hỗ trợ gì không ? Ít nhất nếu không có việc thì bạn có thể đã làm quen được với 1 người. Còn nếu có việc, trong 1 sự kiện bạn xuất hiện với vai trò ban tổ chức thì bạn sẽ được mọi người chú ý hơn. Và bạn sẽ dễ làm quen với mọi người.
Trong buổi offline, hay cố gắng làm quen với ít nhất 7 người, nhớ tên họ và cố gắng cướp diễn đàn. Bạn hãy chia sẻ vấn đề của bạn. Tôi tin sẽ có người giúp bạn giải quyết nó. Bạn cũng đừng chỉ tham gia 1 buổi offline duy nhất. Nên cố gắng tham gia nhiều buổi offline để mọi người có thể nhớ được bạn. Hẹn gặp lại bạn ở các buổi offline.
Tổng kết: bạn làm hết các công việc trên, sau 1 thời gian mà vẫn thấy mông lung thì bạn nên làm lại. Bắt đầu từ công việc 1 cho đến 6. Tôi tin là bạn chưa làm kỹ. Sau khi thực hiện đến lần 2 mà bạn vẫn thấy mông lung với công việc của mình thì rõ là bạn không phù hợp với nhân sự.
Chúc bạn thành công ở bến đỗ tiếp sau.
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhân viên xin nghỉ việc ngày càng trở nên… Read More
Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
View Comments
em đang gặp khó khăn cực khủng. không biết có thể nhờ anh chị tư vấn được ko
Rất cảm ơn anh về bài viết hữu ích này. Anh có thể chia sẻ chút kinh nghiệm về tính cách tìm hiểu tính cách các nhóm người khi chúng ta phỏng vấn họ và trong quá trình làm việc để chúng ta có thể dễ dàng ứng xử trong lựa chọn và thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn được không ạ?
Chào bạn,
Bạn vui lòng đọc thử 2 bài viết này xem có đúng ý bạn muốn không bạn nhé ?
http://blognhansu.net/2013/01/14/nhan-tuong-hoc-ung-dung-trong-nhan-su/
http://blognhansu.net/2013/01/25/tai-sao-nhan-su-lai-can-dung-disc/
Trân trọng
HC
Hi anh,
Rất cảm ơn sự nhiệt tình hỗ trợ từ anh. Anh có thể chia sẻ ít câu hỏi phỏng vấn để lựa chọn các ứng viên cao cấp được không ạ?
Cảm ơn anh nhiều.
em chào anh ạ.
em mới tốt nghiệp khoa quản trị nhân lực, em muốn theo đuổi lĩnh vực này thì cần làm gì ạ? kiến thức chuyên môn thì em cũng đã được trang bị ở trong trường, nhưng em cảm thấy còn quá ít và không vận dụng được nhiều. còn kinh nghiệm, kỹ năng thì em chưa có mấy...
theo anh thì em nên tìm kiếm công việc ở những công ty có quy mô để được học hỏi nhiều, hay là làm tại những công ty nhỏ (công ty mới thành lập) để được tự mình trải nghiệm??
Em xin cám ơn nhiều ạ
trời ơi!Cảm ơn bài viết vô cùng hữu ích của anh..em đang bỡ ngỡ thì tìm thấy bài này..e sẽ làm từng bước 1
Dear anh Cường,
Em là Trân hiện em làm Trợ Lý cho GĐ Khối cua 1 ngân hàng, và nghề Trợ Lý thường dễ bị người khác sai vặt, em muốn định hướng theo 1 chuyên môn nào đó và HR la ngành nghe em yêu thích. Theo Anh em có nên chuyển sang HR ko? và nếu em mong muốn theo ngành nghề HR, thì theo anh em nên theo HR Operations hay HR recruitment? Có phải HR OPS sẽ vất vả và cực hơn HR Recruitment? Nếu bắt đầu với HR OPS thì em nên cần làm những việc gì và chuẩn bị gì? Theo đuổi HR nếu sau nay có cơ hội định cư ở Mỹ thì ngành nghề này sẽ có nhiều cơ hội ko?
Mong nhận lời giải đáp.
Tran
Cảm ơn bạn!
Cảm ơn những chia sẻ rất chi tiết của anh dành cho những người tay ngang muôn chuyển qua HR như em!
Cảm ơn bài viết của anh nhiều lắm anh. Rất có ích cho em.
Mong rằng sau này sẽ được anh hỗ trợ.
p/s: anh cho em xin địa chỉ mail được không ạ? Vì mới bước chân vào HR nên có nhiều cái em còn rất thắc mắc và bỡ ngỡ.
Thanks bạn đã động viên. Mail của mình ở phần giới thiệu đó bạn!
Em chào anh ạ!
Thực sự e đã đọc các bài viết của anh và cảm thấy là khá hữu ích cho bản thân. Hiện tại em đang là sinh viên năm cuối ngành luật kinh doanh, tuy nhiên em lại yêu thích công việc nhân sự vì qua quá trình học tập và một chút kinh nghiệm của cuộc sống em rút ra là yếu tố con người đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của công việc. Mặc dù chuyên ngành của mình không phải theo mảng nhân sự nhưng em vẫn quyết tâm theo ngành này. Song em lại chưa nắm rõ hết về ngành, những định hướng mà em nên rèn luyện trong năm cuối này để có thể bước vào ngành. Mong anh giúp đỡ ạ. Em chân thành cám ơn anh.
Thanks bài viết của anh. Mong anh chia sẻ thêm làm thế nào để xin được 1 công việc nhân sự khi chưa có bất kỳ kinh nghiệm làm việc về HR va dang tu ngành Trợ Lý chuyển sang HR. Lam sao phong van thanh cong va lsm sao mức lương khởi điểm dung qua thấp. Mong anh advise giúp ạ . Thanks anh nhiều.