Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang đạt hoặc vượt chỉ tiêu công việc. Và suy nghĩ đầu tiên của người quản lý là gì? Giao cho họ nhiều việc hơn.
Được việc mà!
Nhưng vấn đề ở đây là: giao nhiều việc hơn cho những người có hiệu suất cao thường phản tác dụng. Tại sao lại như vậy?
1. Nguyên nhân dẫn đến kiệt sức. Những người có hiệu suất cao cũng là con người. Chỉ vì ai đó có năng lực không có nghĩa là họ có thể xử lý khối lượng công việc liên tục tăng mà không đạt đến điểm giới hạn. Khối lượng công việc quá nhiều sẽ dẫn đến kiệt sức.
2. Hình thành tiêu chuẩn không công bằng. Nếu tiếp tục giao thêm nhiệm vụ cho những người có hiệu suất cao, chúng ta có nguy cơ tạo ra sự bất bình đẳng trong nhóm. Nó gửi đi thông điệp rằng “phần thưởng” cho việc thể hiện tốt là... ôm nhiều việc hơn. Trong khi đó, những người khác làm không tốt lại có thời gian thảnh thơi để né tránh công việc.
3. Sự oán giận ngầm. Hãy tưởng tượng bạn là người được giao phó nhiệm vụ mới trong khi thấy những người khác vẫn giữ khối lượng công việc nhẹ hơn. Điều đó sẽ làm bạn mất động lực. Những người có hiệu suất cao có thể bắt đầu cảm thấy bị coi thường hoặc không được đánh giá cao, cuối cùng khiến họ tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.
Nguồn: Trần Thanh Son
Liệu nhận định trên đã đúng?
Cường đang làm 1 khảo sát "Áp lực công việc có tạo nên hiệu suất?”. Thân nhờ anh chị em bỏ chút thời gian điền thêm tại: https://bit.ly/kshieusuatlamviec
Cảm ơn anh chị và các bạn!
Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More
Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More
Theo Bộ luật lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020: Quy chế Lương là gì?… Read More
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More
Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận quan… Read More