Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn và lựa chọn ứng viên để đáp ứng nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm các bước tuần tự, từ tiếp nhận yêu cầu đến bổ nhiệm nhân sự chính thức. Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình tuyển dụng. Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!
Định biên nhân sự là quá trình xác định số lượng nhân sự cần thiết cho từng vị trí trong tổ chức, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về năng lực, kỹ năng và năng suất phù hợp, nhằm hoàn thành khối lượng công việc và đạt được mục tiêu của tổ chức.
Kế hoạch tuyển dụng là tài liệu trình bày chiến lược và các bước mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để tuyển dụng cho một vị trí cụ thể. Kế hoạch này giúp chủ doanh nghiệp và nhà quản lý tối ưu hóa nguồn lực và tập trung vào các phương pháp tuyển dụng hiệu quả.
Ngân sách cho kế hoạch tuyển dụng bao gồm một số loại chi phí sau:
Trưởng bộ phận yêu cầu tuyển dụng phát sinh thì cần phải có phê duyệt từ cấp trên. Lưu ý: Cần đưa ra các giải pháp cố vấn phù hợp trước khi tiếp nhận/ xác nhận có tuyển dụng hay không.
Chân dung ứng viên (Candidate Persona) là mô tả chi tiết về ứng viên lý tưởng cho một vị trí công việc, bao gồm các yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân, và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp nhà tuyển dụng xác định rõ tiêu chí để tìm kiếm, đánh giá, và lựa chọn ứng viên hiệu quả hơn.
Xây dựng chân dung ứng viên không chỉ giúp nhà tuyển dụng tối ưu hóa nguồn lực mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và chi phí trong quá trình tuyển dụng. Bên cạnh đó, một bản chân dung ứng viên chi tiết và rõ ràng còn thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường lao động.
Các bước xây dựng chân dung ứng viên bao gồm:
Bước 1: Nghiên cứu về doanh nghiệp
Bước 2: Nghiên cứu về vị trí tuyển dụng
Bước 3: Khảo sát các đối tượng liên quan
Bước 4: Xây dựng chân dung ứng viên hoàn chỉnh
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh lại
Ví dụ, một bản chân dung ứng viên có thể bao gồm các nội dung sau:
Bản mô tả công việc là tài liệu cung cấp thông tin tổng quan và chi tiết về vị trí tuyển dụng. Tài liệu này bao gồm các nội dung chính: chức năng, nhiệm vụ cụ thể của vị trí, các tiêu chí yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ và phẩm chất cần thiết, cũng như các quyền lợi và trách nhiệm liên quan.
Tài liệu này không chỉ giúp nhà tuyển dụng định hướng đúng trong quá trình tuyển dụng mà còn hỗ trợ ứng viên hiểu rõ vai trò, kỳ vọng và cơ hội phát triển khi đảm nhận vị trí.
Một bản mô tả công việc chi tiết, đầy đủ và hoàn chỉnh cần có những thông tin sau:
1.1.Hệ thống nội bộ doanh nghiệp
Thăng chức hoặc luân chuyển nội bộ: Đánh giá và tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, giúp nhân viên phát triển và tạo động lực.
1.2.Giới thiệu từ nhân viên hiện tại
Tận dụng mạng lưới quan hệ của nhân viên để tìm ứng viên phù hợp.
1.3. Các nền tảng tuyển dụng trực tuyến
1.4. Ngày hội việc làm
Kết nối trực tiếp với sinh viên tiềm năng thông qua các sự kiện như ngày hội việc làm, buổi talkshow, workshop chia sẻ về doanh nghiệp kết hợp tuyển dụng.
1.5. Hợp tác đào tạo:
Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng để xây dựng nguồn nhân lực phù hợp.
1.6. Cộng đồng nghề nghiệp và hiệp hội chuyên môn
Tham gia các sự kiện, diễn đàn hoặc hội thảo ngành nghề để tiếp cận ứng viên chất lượng.
1.7. Dịch vụ tuyển dụng và headhunter
Sử dụng dịch vụ từ các công ty tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc headhunter để tiếp cận ứng viên cấp cao hoặc chuyên biệt.
1.8. Hồ sơ ứng viên (Nguồn bị động)
Lưu trữ và quản lý hồ sơ từ những ứng viên từng nộp trước đây để khai thác khi cần.
1.9. Quảng cáo tuyển dụng
Sử dụng các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, hoặc quảng cáo trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận.
Nhà tuyển dụng có thể đưa ra các bài test online qua form hoặc gửi các bài test ngắn cho ứng viên để thực hiện sàng lọc.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể đặt các câu hỏi về những thông tin sơ bộ nhất như kĩ năng, kinh nghiệm,... Việc sơ vấn qua điện thoại là một bước sàng lọc có thể hỗ trợ tiết kiệm thời gian và chi phí cho công tác tuyển dụng.
Gợi ý một số câu hỏi khi sơ vấn qua điện thoại:
Tổ chức các buổi phỏng vấn theo từng vòng, với các câu hỏi được thiết kế theo từng cấp độ để đánh giá toàn diện kỹ năng và mức độ phù hợp của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể phân nhóm câu hỏi theo các lĩnh vực như: câu hỏi về bản thân, câu hỏi về nghiệp vụ chuyên môn, và câu hỏi về kỹ năng.
Việc xây dựng và lựa chọn câu hỏi cần được thực hiện một cách tinh tế nhằm khai thác tối đa tiềm năng của ứng viên, từ đó đưa ra đánh giá chính xác và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.
Dựa trên những gì ứng viên đã thể hiện trong các vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra quyết định phù hợp và khách quan.
Quy trình tuyển dụng được xây dựng nhằm hỗ trợ nhà tuyển dụng thực hiện công việc một cách khoa học và có hệ thống, giúp xác định những ứng viên phù hợp nhất để bổ sung vào đội ngũ. Điều này không chỉ đảm bảo sự hài hòa trong tập thể mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của công ty, doanh nghiệp.
Hôm nay tôi đọc được một bài hay nói về những chỉ số phải biết… Read More
Hỏi: Công ty mình quy mô nhỏ (12 người). Tương lai sẽ tăng gấp đôi.… Read More
Đây là một tình huống phổ biến tại công sở: ai đó trong nhóm đang… Read More
Theo Bộ luật lao động 2019, Luật Doanh nghiệp 2020: Quy chế Lương là gì?… Read More
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More