Warning: imagejpeg(/var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2024/09/Ong-Kao-Sieu-Luc-cung-cac-con-1280x720.jpg): failed to open stream: Permission denied in /var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-includes/class-wp-image-editor.php on line 402
Chuyển giao doanh nghiệp gia đình: Cần sự dung hòa giữa các thế hệ và tạo dựng niềm tin | Blog quản trị Nhân sự

Chuyển giao doanh nghiệp gia đình: Cần sự dung hòa giữa các thế hệ và tạo dựng niềm tin

VHDN – Hiện nay có tới trên 50% doanh nghiệp hàng đầu thế giới là các công ty gia đình. Tại Việt Nam, các công ty gia đình chiếm tới trên 90% tổng số doanh nghiệp cả nước. Theo khảo sát, nước ta có khoảng 100 doanh nghiệp gia đình, hàng năm đóng góp khoảng 1/4 GDP cả nước. Thách thức lớn mà các doanh nghiệp gia đình gặp phải trong quá trình chuyển giao chính là việc dung hòa sự khác biệt trong hệ tư tưởng giữa thế hệ chuyển giao và thế hệ kế cận. Đồng thời, các doanh nghiệp gia đình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc tạo dựng niềm tin với nhiều bên liên quan; không chỉ với khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư mà còn là sự tin tưởng ở các thành viên gia đình, đối tác kinh doanh và xã hội.

Sẵn sàng cho sự chuyển giao

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp gia đình đã và đang có các cuộc chuyển giao người lãnh đạo từ cha, mẹ (thế hệ F1) sang con (F2), thậm chí cháu (F3) đã dần xong xuôi. Việc các F2, F3 phát triển đưa các công ty gia đình vào tương lai và những câu chuyện chuyển giao có nhiều điều thú vị.

Khảo sát mới nhất về doanh nghiệp gia đình 2023 của PwC (thực hiện với 2.043 chủ doanh nghiệp ở 82 vùng lãnh thổ, trong đó có 36 đại diện doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam) cho thấy các doanh nghiệp gia đình Việt Nam có kết quả tăng trưởng kinh doanh tốt trong năm 2022. Trong đó có hơn 53% doanh nghiệp báo cáo sự tăng trưởng về doanh số, 36% doanh nghiệp cho biết họ đạt được mức tăng trưởng hai con số.

Các thế hệ F2, F3 có một thuận lợi là được học hành bài bản, rất giỏi chuyên môn, cũng rất nhanh nhạy với những cái mới, chịu khó lăn lộn, kết nối thị trường, quyết liệt trong hành động… và cũng nhận được sự ủng hộ lớn từ cha mẹ. Nhưng ở Việt Nam với môi trường kinh doanh nhiều biến động, cần mối quan hệ thì bấy nhiêu chưa thể quyết định tất cả. Vì vậy, để các thế hệ F2, F3 đưa doanh nghiệp gia đình bước vào tương lai một cách vững vàng vẫn sẽ cần sự đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ của các thế hệ F1, bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm của thế hệ F2.

Ông Phạm Đình Đoàn là một doanh nhân tiêu biểu và là Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings. Công ty được thành lập vào năm 1993 và được đánh giá cao trong ngành kinh doanh và phân phối sản phẩm tiêu dùng. Thông qua sự hợp tác thành công với nhiều tập đoàn toàn cầu, tập đoàn đã tạo dựng được danh tiếng về sự tín nhiệm và phát triển trong hoạt động kinh doanh. “Chúng tôi tin thế hệ kế cận sẽ đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ bởi nền tảng kiến thức được đào tạo, xu thế phát triển của thị trường mà còn bởi sự đồng cảm, thấu hiểu về con đường lập nghiệp và phát triển của thế hệ doanh nghiệp đi trước”, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam lý giải.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Tạo dựng niềm tin giữa các thế hệ

Dưới góc độ là một doanh nghiệp gia đình lâu đời tại Việt Nam, bà Kao Huy Phương, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Cổ phần Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery) cho biết, không chỉ niềm tin đối với khách hàng, niềm tin trong nội bộ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Nói đến niềm tin giữa các thành viên trong gia đình, ông Phạm Đình Đoàn, cũng cho rằng các doanh nghiệp gia đình Việt Nam nên áp dụng tư duy công ty cổ phần, minh bạch và có cấu trúc quản trị gia đình để tạo dựng niềm tin. Ông nhìn nhận giữa thế hệ đương nhiệm và kế nhiệm như sau: “Là Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam, tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam đang thực sự đối mặt với thách thức lớn trong việc hoạch định người kế nhiệm do sự khác biệt về tính cách và tư duy giữa các thế hệ. Nếu không có một kế hoạch chuyển giao phù hợp, khi những sự kiện khẩn cấp bất ngờ xảy ra, có thể dẫn đến sự suy yếu của doanh nghiệp và mất mát cho xã hội. Tôi nghĩ cần phải đào tạo cả người chuyển giao lẫn người kế nghiệp về kế hoạch chuyển giao. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực, chia sẻ giá trị của các nhà lãnh đạo thế hệ đương nhiệm và đối xử bình đẳng với những người kế nhiệm”. Ông khuyên các nhà lãnh đạo thế hệ đương nhiệm nên suy nghĩ về các lựa chọn kế nhiệm bao gồm chuyển giao vai trò quản lý doanh nghiệp cho con cái hoặc người ngoài để bảo vệ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp gia đình.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin, ông Đoàn chia sẻ: “Môi trường kinh doanh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp gia đình phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tạo dựng niềm tin với nhiều bên liên quan. Họ không chỉ bao gồm khách hàng, nhân viên và nhà đầu tư mà còn bao gồm các thành viên gia đình, đối tác kinh doanh và xã hội. Niềm tin được xây dựng dựa trên “cái thật” của doanh nghiệp bằng cách thực hiện những gì đã hứa và đề cao các giá trị như tính chuyên nghiệp, minh bạch, đạo đức và tôn trọng quyền của người lao động”.

Gia đình ông “vua bánh mì” Kao Siêu Lực cùng các con, thế hệ F2 của doanh nghiệp gia đình. Bà Kao Huy Phương, con gái đầu của ông Lực được đánh giá là một trong những F2 tài năng đưa thương hiệu ABC Bakery phát triển vượt trội.

Ông Jonathan Ooi, Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo Dịch vụ Doanh nghiệp tư nhân và Gia đình, PwC Việt Nam cho rằng: “Các doanh nghiệp gia đình đã nhận thức rằng niềm tin là tài sản quý giá, là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp và là điểm khác biệt quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh hiện nay”.

“Không chỉ thực hiện những thay đổi có tính chất chuyển đổi để xây dựng niềm tin, các doanh nghiệp gia đình cần phải thể hiện các giá trị của mình thông qua những nỗ lực cụ thể và truyền đạt một cách rõ ràng với các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhân viên, thành viên gia đình và cả công chúng nói chung”, ông Jonathan Ooi nhấn mạnh.

Nguồn: VŨ BÌNH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Trung tâm Văn hóa Doanh nhân 05/01/2024

Năm 2014, khoảng 20 doanh nghiệp gia đình của Việt Nam đã quy tụ lại với nhau trong một tổ chức có tên gọi là “Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam” (VEFC) trực thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Những cái tên trong “hội đồng”, như: Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Doji; ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Gốm sứ Minh Long I; ông Đỗ Long, Chủ tịch Bita’s; ông Thái Tuấn Chí, Chủ tịch Tập đoàn Thái Tuấn; ông Nguyễn Cảnh Hồng, Chủ tịch Eurowindow..

“Việc ra đời của VEFC chính từ nhu cầu chuẩn bị cho quá trình chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp. Bởi nếu không có sự chuẩn bị sớm, thận trọng, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp”, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Holdings, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam chia sẻ.

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Người lao động có quyền được biết về lý do khấu trừ tiền lương của mình không?

Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More

1 ngày ago

10 xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025

Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More

6 ngày ago

Cứ 5 tin tuyển dụng có 1 tin “Việc làm ảo”

Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More

6 ngày ago

6 bước trong quy trình khen thưởng nhân sự xuất sắc tại doanh nghiệp

Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More

1 tuần ago

Ứng dụng mô hình 5Ps của Schuler trong quản trị nhân sự

Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More

1 tuần ago