Phỏng vấn sơ bộ là gì? Bí quyết vượt qua phỏng vấn sơ bộ

Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng phỏng vấn sơ bộ để sàng lọc nhanh các ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Với hình thức phỏng vấn này, ứng dụng phải cố gắng tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Vậy phỏng vấn sơ bộ là gì? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu về hình thức phỏng vấn sơ bộ và chuẩn bị một số câu hỏi thường gặp nhé!

Phỏng vấn sơ bộ là gì?

Phỏng vấn sơ bộ là một trong các hình thức phỏng vấn phổ biến và là bước đầu tiên trong quá trình phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng sẽ sử dụng hình thức phỏng vấn này để sàng lọc các ứng viên và quyết định ai sẽ chuyển sang bước tiếp theo của quy trình tuyển dụng.

Một cuộc phỏng vấn sơ bộ thường kéo dài khoảng 20-30 phút và phần lớn các nhà tuyển dụng đều thực hiện qua video call hoặc qua điện thoại.

Mục đích của phỏng vấn sơ bộ

Mục đích của phỏng vấn sơ bộ là để có được một số thông tin cơ bản về kỹ năng, trình độ và sự quan tâm của ứng viên đối với vị trí này. Bên cạnh đó, người tuyển dụng cũng sử dụng hình thức phỏng vấn này để tìm hiểu thêm về tính cách của ứng viên và xác định xem ứng viên có đủ tiêu chuẩn để phỏng vấn trực tiếp không.

Bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn sơ bộ

Dưới đây là một số mẹo sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn sơ bộ:

1. Tìm hiểu về công ty

Nhà tuyển dụng có xu hướng hỏi ứng viên có biết về công ty trong cuộc phỏng vấn sơ bộ. Trước khi gọi điện thoại, hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu một số thông tin cơ bản về công ty và những dịch vụ và sản phẩm mà công ty kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc nhận biết khách hàng mục tiêu cũng là một điểm cộng dành cho bạn. Hãy cố gắng đưa ra một vài lý do chính mà bạn muốn làm việc cho công ty.

2. Cư xử nghiêm túc

Mặc dù cuộc phỏng vấn sơ bộ diễn ra trong 20-30 phút nhưng bạn vẫn nên nghiêm túc như đối với một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Điều bạn cần làm là trả lời các câu hỏi một cách chuyên nghiệp, nêu rõ tên của bạn để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng đang nói chuyện với đúng người. Trong suốt cuộc phỏng vấn, hãy cố gắng hết sức để trả lời tất cả các câu hỏi của người tuyển dụng bằng tất cả khả năng của bạn.

3. Chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến

Các nhà tuyển dụng thường đưa ra các câu hỏi cơ bản cho phỏng vấn cơ bản. Bạn nên chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo cung cấp một cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm và ý định của bạn khi ứng tuyển vào vai trò này. Bạn có thể nhờ một người bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn thử để có thể thực hành các câu trả lời.

4. Tạo ấn tượng lâu dài

Nhà tuyển dụng sẽ không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn nếu cuộc phỏng vấn diễn ra qua điện thoại. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thể hiện sự nhiệt tình với công việc bằng giọng nói của mình. Hãy nỗ lực thể hiện cá tính của bạn và sự chuyên nghiệp của bản thân bạn nhé.

5. Gửi email follow-up

Sau cuộc phỏng vấn sơ bộ, hãy gửi cho người tuyển dụng một email cảm ơn họ đã nói chuyện với bạn. Có thể nhắc lại rằng bạn rất mong nhận được phản hồi từ họ và muốn tìm hiểu thêm về công việc, vị trí công việc.

Các câu hỏi phỏng vấn sơ bộ thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể dùng trong buổi phỏng vấn sơ bộ:

1. Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn?

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này để tìm hiểu đôi nét về tính cách của bạn. Đây là cơ hội để bạn chia sẻ ngắn gọn về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Bạn cũng có thể kết hợp một vài sở thích ngoài công việc, điều này cho thấy bạn là một người thú vị, toàn diện.

2. Tại sao bạn quan tâm đến công ty của chúng tôi?

Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên đã tìm hiểu về họ. Câu hỏi này cho bạn cơ hội bày tỏ điều gì khiến bạn ứng tuyển vào công việc này. Có thể chia sẻ một vài điều nổi bật khi bạn đang khám phá trang web của công ty.

3. Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được ý định của bạn khi ứng tuyển vào công ty. Mặc dù mục đích tìm kiếm việc làm của bạn có thể liên quan đến tiền bạc hay lợi ích, nhưng đây không phải là câu trả lời mà nhà tuyển dụng đang tìm. Thay vào đó, hãy giải thích bạn đã sẵn sàng thăng tiến như thế nào trong sự nghiệp, chia sẻ về lý do tại sao bạn sẵn sàng chuyển sang một thứ gì đó để phát triển một cách chuyên nghiệp và tốt hơn.

4. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết liệu họ có đủ khả năng thuê bạn hay không nếu bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Khi đưa ra kỳ vọng về mức lương, hãy tìm hiểu xem những người có cùng chức danh công việc đang có mức lương như thế nào. Cùng với việc xem xét mức trung bình của ngành, bẹn nên xem xét kinh nghiệm và trình độ học vấn của bản thân.

Lời kết

Vậy là Blognhansu đã cùng bạn tìm hiểu phỏng vấn sơ bộ là gì và bí quyết giúp bạn có thể chinh phục những vòng phỏng vấn đầu tiên. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình ứng tuyển của mình. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề nhân sự thì hãy ghé Blognhansu để đọc thêm nhé!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không?

Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không? Thời gian… Read More

1 ngày ago

5 lý do công ty nên có một hệ thống quản trị hiệu suất

Đã bao giờ bạn tự hỏi: "Thực sự tổ chức có cần phải đánh giá… Read More

1 ngày ago

Ưu và nhược điểm khi áp dụng BSC trong doanh nghiệp

BSC (Balanced Scorecard) là một công cụ quản lý chiến lược phổ biến, được nhiều… Read More

3 ngày ago

Các vị trí công việc trong phòng nhân sự

Phòng nhân sự, một bộ phận quan trọng trong mỗi tổ chức, không chỉ đơn… Read More

3 ngày ago

Cách làm KPI theo mô hình xương cá

Hôm nay, vừa xong ca tư vấn thì tôi được đối tác gửi cho một… Read More

3 ngày ago