Screening interview là một vòng phỏng vấn quan trọng giúp doanh nghiệp sàng lọc ra các ứng viên tiềm năng nhất đi tiếp vào các vòng sâu hơn. Trong bài viết này, Blognhansu sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật Screening Interview là gì và cách để vượt qua vòng sàng lọc hiệu quả.
Screening Interview hay phỏng vấn sàng lọc được các doanh nghiệp sử dụng để tìm kiếm các ứng viên phù hợp hơn với vị trí tuyển dụng vào các vòng sau. Khác với phỏng vấn trực tiếp, vòng phỏng vấn này sẽ được thực hiện thông qua điện thoại. Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho ứng viên một số các câu hỏi đơn giản để đánh giá mức độ phù hợp với vị trí cần tìm.
Phỏng vấn sàng lọc mang lại lợi ích như:
Dưới đây là một số cách thực hiện phỏng vấn sàng lọc của nhiều doanh nghiệp. Phụ thuộc mục tiêu, nguồn lực hay điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nên có hình thức screening interview thích hợp.
Cách này phù hợp khi bạn có ít thời gian thực hiện và không có quá nhiều ứng viên. Tuy nhiên, bạn sẽ khó quan sát các dấu hiệu trực quan như ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ của ứng viên. Điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến đánh giá sơ bộ của bạn.
Cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện qua các nền tảng như Zoom, Google Meets, Skype... Với hình thức này, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng quan sát cử chỉ hoặc hành vi của ứng viên.
Hình thức video call phù hợp khi ứng viên không ở cùng quốc gia, khu vực địa lý với doanh nghiệp. Tuy vậy, tốc độ đường truyền, chất lượng âm thanh và hình ảnh sẽ là những vấn đề cần được cân nhắc.
Hình thức phỏng vấn sơ bộ này được sử dụng khi bạn có một danh sách dài các ứng viên mà không có thời gian để trao đổi với từng người. Lúc này, sàng lọc qua bảng hỏi được xem là lựa chọn tối ưu nhất. Mặc dù vậy bạn cũng phải chấp nhận việc không có sự tương tác trực tiếp với ứng viên và tính trung thực của câu trả lời.
Đây là một hình thức sàng lọc hiệu quả kiến thức và kỹ năng của ứng viên trong một lĩnh vực cụ thể, như: phát triển phần mềm, kỹ sư, data scientist... Vòng phỏng vấn này đòi hỏi ứng viên trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm kỹ thuật của họ.
Hãy ghi các thông tin về thời gian ra một cuốn sổ hoặc đặt lịch trực tiếp trên điện thoại để đảm bảo bạn sẽ không quên mất thời gian phỏng vấn. Nếu đó là phỏng vấn video call thì bạn hãy sắp xếp vào phòng sớm hơn 5 - 10 phút để hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình.
Trong vòng screening interview, nhà tuyển dụng thường sẽ đặt ra những câu hỏi đánh giá mức độ hiểu biết về doanh nghiệp và công việc. Vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng, ghi chép các thông tin quan trọng về công ty ra một cuốn sổ như lịch sử hình thành, lĩnh vực kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu....
Đối với công việc, bạn cần biết các nhiệm vụ cơ bản của vị trí và cách thực hiện công việc sao cho hiệu quả nhất.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng gọi điện mà bạn đang không tiện nghe máy, bạn hoàn toàn có thể nhờ họ gọi lại vào khoảng thời gian mà sẵn sàng nghe điện thoại. Lúc này, hãy đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị chu đáo khi nhà tuyển dụng gọi lại.
Nếu bạn tham gia buổi phỏng vấn sàng lọc bằng điện thoại/video call thì hãy chuẩn bị cuốn sổ nhỏ để ghi chép các thông tin quan trọng. Chẳng hạn như thời gian phỏng vấn tiếp theo hay những giải đáp về câu hỏi mà bạn trả lời chưa đầy đủ.
Việc chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi thường gặp sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn. Tuy vậy, bạn cần giữ một sự linh hoạt và phản ứng nhanh với các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng. Đây là một cách để bạn có thể ghi ấn tượng cho nhà tuyển dụng rất tốt. Việc bạn đặt câu hỏi chứng tỏ bạn quan tâm và có tìm hiểu về công việc này.
Trên đây là những chia sẻ về screening interview là gì mà Blognhansu muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về vòng phỏng vấn này và tự tin chinh phục screening interview.
Năng suất lao động là khái niệm không còn xa lạ trong đời sống kinh… Read More
Tiểu Lý là một cô gái trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm… Read More
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi… Read More
Tình huống: "Hiện em đang làm HR cho một nhà máy ở tỉnh của một… Read More
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More