Trong quản trị nhân sự, quy chế lương thưởng công bằng giúp tăng cường động lực cho nhân viên và duy trì môi trường làm việc tích cực. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu về quy chế lương thưởng là gì và căn cứ để xây dựng quy chế tiền lương trong doanh nghiệp nhé!
Quy chế lương thưởng là hệ thống quy tắc mà doanh nghiệp xây dựng để quy định về các khía cạnh liên quan đến lương bổng, phúc lợi và các khoản đãi ngộ khác phải thanh toán với người lao động.
Những quy định trong quy chế lương thưởng thường bao gồm các nội dung sau:
Quy chế lương thưởng có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp nói chung và người lao động nói riêng. Các chính sách được nêu trong quy chế sẽ đảm bảo quyền lợi của cả hai bên trong thanh toán lương. Quy chế tiền lương hợp lý sẽ tạo ra sự hài lòng cho người lao động, ổn định nhân sự mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp và người lao động.
Với quy chế tính lương thưởng, việc xác định mức lương và phụ cấp cho người lao động diễn ra rõ ràng và công khai. Điều này hạn chế sự thiếu minh bạch, giảm tình trạng tranh chấp về lương và phụ cấp trong doanh nghiệp.
Khi xây dựng được hệ thống lương thưởng công bằng, nhân viên sẽ có động lực làm việc, nâng cao năng suất để đạt được mức lương thưởng cao hơn.
Chế độ lương thưởng phù hợp giúp nhân viên nhận được đãi ngộ xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy được trân trọng và quan tâm, có tinh thần gắn bó hơn với doanh nghiệp. Cơ chế lương tốt thu hút nhân tài ứng tuyển tại doanh nghiệp, công ty.
Quy chế lương thưởng là cần thiết để doanh nghiệp quản lý tài chính và nguồn lực một cách hiệu quả. Thông qua quy chế, các khoản chi trả và ngân sách lương được kiểm soát chặt chẽ hơn, việc sử dụng nguồn lực được tối ưu để đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, công ty.
Để xây dựng quy chế lương thưởng tuân thủ pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, doanh nghiệp cần căn cứ vào 5 yếu tố:
Khi xây dựng chính sách lương thưởng, nhà quản trị cần tuân thủ các quy định liên quan đến người lao động và lương thưởng theo luật hiện hành. Điều này có nghĩa là tuân thủ các điều luật về quyền lợi của người lao động, tiền lương tối thiểu, thời hạn trả lương, thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp .... Căn cứ pháp lý dựa trên các văn bản sau:
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố nội tại như điều lệ doanh nghiệp, quy chế tổ chức doanh nghiệp, quan hệ điều hành doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và các yếu tố đặc thù của doanh nghiệp.
Một điều cực kỳ quan trọng khi xây dựng quy chế lương thưởng là phù hợp với chính sách, chiến lược của doanh nghiệp, tổ chức. Quy chế trả lương của công ty phải được thiết lập dựa trên mục tiêu và giá trị cốt lõi đã đề ra, cũng như phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải phân tích từng công việc và định vị được chức danh. Từ đó, xác định yêu cầu về trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, mức độ đóng góp của mỗi vị trí và mức lương tương ứng.
Đây là một yếu tố không thể thiếu để định mức lương thưởng công bằng, chính xác trong doanh nghiệp. Quy chế lương thưởng cần có các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc, hiệu suất công việc mà nhân viên đạt được để đưa ra mức lương thưởng hợp lý.
Ngoài ra, nhà quản lý cần quan tâm đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình thị trường lao động, sự cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mức lương và cách thức trả lương thưởng.
Quy chế lương thưởng là văn bản hướng dẫn triển khai phúc lợi. Đồng thời là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp ổn định tình hình nhân sự, thúc đẩy động lực làm việc. Với những chia sẻ trên, Blognhansu hy vọng bạn sẽ xây dựng được quy chế lương thưởng phù hợp với doanh nghiệp mình.
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More