Giải mã thủ thuật 3B trong xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự

Khi xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp, thuật ngữ 3B thường được nhắc tới. Vậy 3B đóng vai trò như thế nào trong quá trình hình thành chiến lược tuyển dụng. Cùng Blognhansu “giải mã” trong bài viết hôm nay nhé!

Hiểu về chiến lược tuyển dụng nhân sự

Chiến lược tuyển dụng nhân sự được hiểu là một kế hoạch tổ chức và thực hiện quy trình tuyển dụng để thu hút, chọn lựa và tuyển dụng nhân sự có kỹ năng, tiềm năng phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp/tổ chức/công ty.

Nói đơn giản, chiến lược này đặt ra các mục tiêu, phương pháp và quy trình cụ thể để đảm bảo tổ chức có đủ nguồn lực nhân sự để hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

Thủ thuật 3B trong xây dựng chiến lược tuyển dụng

Bài viết dựa trên chương 6 của Cẩm nang của nhà tuyển dụng: Hướng dẫn tìm nguồn, lựa chọn và thu hút nhân tài (The Recruiter’s Handbook: A Complete Guide for Sourcing, Selecting, and Engaging the Best Talent - SHRM, 2018).

3 lựa chọn cho doanh nghiệp đang cần nhân viên (người tài), đó là “Buy - Mua”, “Build - Đào tạo” và “Borrow - Mượn”. Cụ thể về thủ thuật 3B này như sau:

  • “Buy - Mua” - Tuyển dụng nhân sự
  • “Build - Đào tạo” - Đào tạo nhân viên để đảm nhận một vai trò mới
  • “Borrow - Mượn” - Thuê freelancer hoặc tư vấn viên để thực hiện dự án

Mỗi thủ thuật đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Sử dụng “BUY” để tìm kiếm nhân tài

Một trong những lợi ích thường thấy từ việc tuyển dụng nhân tài là doanh nghiệp có thể bổ sung những kỹ năng và kinh nghiệm đang thiếu. Nếu doanh nghiệp đang trong kế hoạch phát triển dự án mới hay mở rộng quy mô thì chắc chắn sẽ cần đến các cấp quản lý có kinh nghiệm dày dặn để điều phối hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc tuyển dụng thêm nhân sự sẽ thổi làn gió mới vào doanh nghiệp, có thể đưa ra được nhiều khía cạnh khác và quan điểm mới mẻ. Một thực tế ít ai biết trong kinh doanh là những doanh nghiệp phát triển hiện nay nhờ vào nguồn nhân lực được đổi mới. Từ đó, doanh nghiệp có thể thích ứng được với xu thế và phát triển lên một tầm cao mới.

Nhược điểm của tuyển dụng nhân tài nằm ở chi phí. Nhân tài đặt cơ hội thăng tiến - chế độ phúc lợi - lương làm tiêu chí. Bởi điều này mà các doanh nghiệp luôn phải trong tư thế cạnh tranh để giữ chân người tài ở lại cũng như thu hút nhân tài về với doanh nghiệp.

Ngoài ra là nhược điểm về văn hóa. Ngay cả khi doanh nghiệp có thương hiệu tuyển dụng uy tín, những người mới có thể không thích ứng được hoặc không biết gì về văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp đó.

Do đó, việc tuyển dụng nhân sự không chỉ là tìm người giỏi mà người đó còn phải phù hợp với doanh nghiệp. Đó mới là mẫu nhân tài lý tưởng mà mọi doanh nghiệp nên hướng tới để phát triển lâu dài.

2. Đáp ứng nhu cầu nhân lực để thực hiện chiến lược “BUILD”

Doanh nghiệp muốn đào tạo nhân tài nên tập trung xây dựng các kỹ năng vả kinh nghiệm theo nhu cầu của nhân viên. Đây là phương pháp tận dụng nguồn nhân lực cực kỳ hiệu quả của doanh nghiệp. Việc đào tạo nhân tài có thể ít tốn kém hơn so với việc tuyển dụng thêm nhân viên mới hay thuê chuyên viên dịch vụ từ bên ngoài.

Hơn thế, đào tạo nguồn nhân lực còn tạo cơ hội cho nhân viên được thăng tiến trong nghề. Đồng thời, tạo tác động tích cực đến mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp. Nhân viên hiểu rẳng doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho họ, mở ra cơ hội thăng tiến trong nghề và công nhận sự cống hiến, năng lực.

Việc đào tạo này thường sẽ tốn thời gian và thực hiện lâu dài, đôi khi kết quả nhận được không như mong đợi. Vậy nên, cần phải xác định mục tiêu và nhu cầu của nhân viên là người tiếp nhận đào tạo. Quan trọng là nắm được hành vi và năng lực, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Lưu ý rằng doanh nghiệp khi thực hiện đào tạo nhân viên nội bộ là lên kế hoạch đào tạo hợp lý, các chương trình đào tạo kỹ năng phải xuất phát từ nhu cầu của nhân viên. Bởi vì họ chính là người tiếp nhận việc đào tạo có hiệu quả hay không hơn phân nửa là đến từ nhân viên trong tổ chức.

Thực ra, điều quan trọng nhất trong chiến thuật đào tạo nguồn lực chính là phải xây dựng hiệu quả chiến lược về lâu dài. Từ đó tạo khung thời gian cố định cho doanh nghiệp phân bổ nguồn lực để đào tạo.

Chiến lược đào tạo nhân viên hoạt động hiệu quả nếu nguồn nhân lực được ổn định, hiển nhiên doanh nghiệp không muốn đào tạo nhân viên để rồi họ rời đi. Bên cạnh việc đào tạo, làm thế nào để giữ chân họ lại là một bài toán không hề dễ giải của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đừng quên việc đào tạo đội ngũ kế thừa. Tốt hơn là ngay từ bây giờ doanh nghiệp nên lên kế hoạch kế nhiệm vì nó cần thời gian để quan sát và lựa chọn người phù hợp.

Thời điểm tốt nhất để xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ nhân tàu là lúc doanh nghiệp chủ động giải quyết các vấn đề về nhân sự. Lên kế hoạch trước và đưa ra chiến lược xây dựng từ trước cả khi cần dùng đến.

3. “BORROW” người từ bên ngoài để tạm đáp ứng nhu cầu nhân sự

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê các freelancer, nhà thầu hay cố vấn bên ngoài để phục vụ các nhu cầu chuyên biệt thay vì thuê một nhân viên toàn thời gian. Ngoài ra, còn có nhân viên hợp đồng, nhân viên bán thời gian, nhân viên thời vụ.

Để chiến thuật này được thực hiện thành công, doanh nghiệp phải xem xét “nhân viên dự phòng” là yếu tố quan trọng trong chiến lược nhân sự.

Lợi thế lớn nhất của “BORROW” là các nguồn lực được sử dụng hợp lý, doanh nghiệp chỉ cần có nhu cầu. Không chỉ vậy, các công ty có thể sử dụng để “thu hút nhân tài”. Một số nhân viên từ các doanh nghiệp khác có nhu cầu tìm công viên bên ngoài (công việc phụ), bạn nên tận dụng để chiêu mộ nhân tài về với doanh nghiệp sau thời gian hợp tác ngắn hạn.

Mặt khác, việc giữ hòa khí giữa nhân viên tạm thời và nhân viên toàn thời gian là một thử thách. Lợi ích của chiến thuật này là doanh nghiệp luôn có những người lành nghề, kinh nghiệm đa dạng và sẵn sàng làm việc khi được yêu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp có thể lựa chọn thêm nhiều người tài và giữ chân họ.

Doanh nghiệp nên duy trì sự kết nối giữa cả hai bên khi cùng thực hiện một dự án. Đây là kỹ năng cần được phát triển ở mọi cấp độ, người quản lý nắm vai trò điều phối trong quản lý và điều hành dự án cũng như hòa khí giữa cả hai bên nhân viên.

Lời kết,

Xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự với thủ thuật 3B được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Đây là một phương pháp hiệu quả đến bạn tạo nên chiến lược tuyển dụng hàng năm cho tổ chức.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Kế toán nguồn nhân lực là gì?

Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More

18 giờ ago

Hướng dẫn cách tính lương theo sản phẩm chi tiết

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More

21 giờ ago

Nội quy cửa hàng (quán) ăn

NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More

22 giờ ago