Lương khởi điểm là mức lương đầu tiên trên hành trình sự nghiệp của bạn. Sau khi học tập và trau dồi kỹ năng trên ghế nhà trường, hầu như mọi sinh viên sẽ nộp CV ứng tuyển cho các doanh nghiệp. Lúc này, bạn sẽ nhận được kết quả là lương khởi điểm. Cùng Blognhansu tìm hiểu về khái niệm và yếu tố ảnh hưởng nhé!
Lương khởi điểm là Starting Salary trong tiếng Anh. Đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Hiểu đơn giản, lương khởi điểm là mức lương nhân viên nhận được khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp.
Có thể nói, đó cũng là mức lương tối thiểu mà nhà tuyển dụng cam kết sẽ chi trả cho người lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp hoặc phúc lợi.
Ngày nay, lương khởi điểm được xác định dựa trên 3 yếu tố:
Theo đó, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các dữ liệu có được từ thị trường lao động để đưa ra mức lương phù hợp, đảm bảo lương cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Mức lương khởi điểm có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và doanh nghiệp.
Bằng cấp và trình độ học vấn là yếu tố liên quan đến mức lương khởi điểm mà bạn sẽ nhận được khi bắt đầu công việc tại doanh nghiệp.
Đối với những người có bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ được đánh giá cao bởi họ đã đầu tư thời gian công sức để nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức của mình. Vì vậy, mức lương của họ sẽ cao hơn so với những người có bằng đại học hoặc cao đẳng.
Kinh nghiệm làm việc cũng là yếu tố quan trọng quyết định mức lương khởi điểm của người lao động khi làm việc trong tổ chức.
Những ứng viên có kinh nghiệm sẽ được đánh giá cao hơn. Bởi đây chính là người lao động có kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế. Hơn thế, khi bạn có kỹ năng làm việc dài hạn cùng thành tích xuất sắc trong công việc, bạn sẽ nhận được mức lương khởi điểm cao hơn so với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm.
Mức lương khởi điểm cũng phụ thuộc vào ngành nghề và vị trí công việc cụ thể. Với những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu thì mức lương khởi điểm thường cao. Lý do là vì thị trường lao động chưa màu mỡ và ít người có kinh nghiệm. Ngoài ra, vị trí quản lý sẽ có mức lương cao hơn nhiều so với vị trí nhân viên bởi trách nhiệm lớn hơn.
Thị trường lao động ảnh hưởng không nhỏ đến lương khởi điểm của ứng viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Đối với những lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm, ứng viên có kỹ năng đặc biệt thì doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lương khởi điểm khá cao để thu hút và giữ chân họ. Ngược lại, với những lĩnh vực cạnh tranh cao mức lương khởi điểm thường thấp hơn.
Cuối cùng, khả năng đàm phán và kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng khi bàn về mức lương khởi điểm. Nếu bạn sở hữu khả năng đàm phán tốt thì có thể deal lương khởi điểm. Bên cạnh đó, các yếu tố kỹ năng mềm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mức lương ban đầu của người lao động.
Thực ra, mức lương khởi điểm chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, lương khởi điểm cho từng ngành có thể thay đổi qua các thời kỳ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô công ty hay năng lực của người lao động.
Lương khởi điểm không chỉ là một con số ghi trên hợp đồng mà còn là yếu tố quyết định đến cam kết của nhân viên khi làm việc tại tổ chức. Mong rằng bài viết của Blognhansu sẽ giúp bạn hiểu hơn về lương khởi điểm. Đừng quên truy cập Blognhansu thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về nhân sự nhé!
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More