Phỏng vấn là bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực này, có hai hình thức phỏng vấn phổ biến là phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn không cấu trúc. Trong bài viết hôm nay, cùng Blognhansu tìm hiểu về unstructured interview là gì và có gì khác biệt với structured interview nhé!
Unstructured interview nghĩa là phương pháp phỏng vấn không cấu trúc. Trong đó, người phỏng vấn không tuân thủ một kịch bản câu hỏi cụ thể, mà tạo ra một không gian cho ứng viên được tự do diễn đạt ý kiến và kinh nghiệm cá nhân.
Điều này giúp mở rộng phạm vi câu trả lời và tìm hiểu sâu hơn về quan điểm và ý kiến của ứng viên. Unstructured được sử dụng phổ biến hơn so với các hình thức phỏng vấn khác hiện nay.
Sau khi nắm rõ unstructured interview là gì, hãy so sánh với structured interview - một phương pháp phỏng vấn đối lập để hiểu rõ hơn về khái niệm trên.
Trái ngược với phỏng vấn không có cấu trúc, structured interview là phương pháp phỏng vấn có cấu trúc, có kịch bản câu hỏi cụ thể. Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn đã chuẩn vị trước các câu hỏi và tuân thủ theo trình tự cụ thể khi đưa ra câu hỏi.
Phỏng vấn cấu trúc đảm bảo tính nhất quán và khả năng so sánh giữa các ứng viên. Nhưng hạn chế sự tự do trong việc diễn đạt ý kiến của ứng viên. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh giữa phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn không cấu trúc dưới đây:
Với unstructured interview, không có kịch bản câu hỏi cụ thể và người phỏng vấn tự do đưa ra câu hỏi dựa trên phản ứng của ứng viên. Trong khi đó, structured interview lại tuân theo một kịch bản câu hỏi đã chuẩn bị từ trước.
Phỏng vấn không cấu trúc cho phép ứng viên tự do diễn đạt ý kiến và quan điểm cá nhân. Nhưng với phỏng vấn cấu trúc sẽ hạn chế tự do này vì các câu hỏi đã được xác định từ đầu.
Bởi vì không có kịch bản câu hỏi cụ thể, phỏng vấn không cấu trúc thường tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn. So với unstructured interview, structured interview có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực vì đã được chuẩn bị trước.
Phỏng vấn không cấu trúc tạo ra sự linh hoạt và đa dạng trong câu trả lời. Và phỏng vấn cấu trúc mang lại tính nhất quán và khả năng so sánh giữa các ứng viên.
Lựa chọn phương pháp phỏng vấn có cấu trúc hay không cấu trúc phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của quá trình tuyển dụng. Cả hai hình thức này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Điều quan trọng nhất là sử dụng chúng một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của từng trường hợp cụ thể.
Phỏng vấn không cấu trúc mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp, công ty.
Thứ nhất, phương pháp này tạo ra nguồn thông tin phong phú và chi tiết vì ứng viên được tự do diễn đạt ý kiến và kinh nghiệm cá nhân. Điều này giúp người phỏng vấn có cái nhìn sâu sắc và đa chiều về ứng viên.
Thứ hai, unstructured interview giúp khám phá những yếu tố không ngờ trong ứng viên. Nhờ việc không giới hạn câu trả lời, người phỏng vấn có thể phát hiện thông tin quan trọng mà không được đề cập trong câu hỏi cụ thể.
Thứ ba, phỏng vấn không cấu trúc không giới hạn đáp án và tạo nên sự linh hoạt cho ứng viên. Từ đó, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của ứng viên.
Mặc dù unstructured interview có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm riêng. Đánh giá trong phương pháp phỏng vấn này có thể không chính xác và không công bằng. Do không có một kịch bản câu hỏi cụ thể, đánh giá dựa trên sự chủ quan và nhận định cá nhân của chính người phỏng vấn.
Bên cạnh đó, phỏng vấn không cấu trúc đòi hỏi kỹ năng phân tích và hiểu biết sâu rộng từ người phỏng vấn. Việc đánh giá và phân tích thông tin thu thập được đòi hỏi khả năng phân biệt thông tin quan trọng và loại bỏ những thông tin không cần thiết.
Trong bài viết này, Blognhansu đã cùng bạn tìm hiểu khái niệm unstructured interview là gì cũng như ưu và nhược điểm của hình thức phỏng vấn này. Dù có thể đánh giá không chính xác, unstructured interview vẫn được áp dụng rộng rãi trong tuyển dụng. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn và hẹn gặp lại sau nhé!
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More