Bạn đang được giao nhiệm vụ tìm hiểu về BSC và xem BSC có phải là con đường phù hợp với tổ chức? Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một công cụ quản trị hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Trong bài viết hôm nay, cùng Blognhansu tìm hiểu ưu và nhược điểm của thẻ điển cân bằng nhé!

1. Ưu điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

1.1 BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

BSC là phương pháp giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tốt hơn. Thẻ điểm BSC cung cấp một khuôn khổ mạnh mẽ để xây dựng và truyền đạt các chiến lược của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh được mô tả trong bản đồ chiến lược giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân và kết quả giữa các chiến lược.

Trong quá trình tạo bản đồ chiến lược, phải đảm bảo đạt được sự đồng thuận về một loạt các mục tiêu chiến lược có liên quan với nhau. Nghĩa là các kết quả hoạt động cũng như các yếu tố thúc đẩy hay động lực chính của hiệu suất trong tương lai được xác định để tạo nên một bức tranh tổng thể về chiến lược.

Thẻ điểm cân bằng (BSC) giúp nhà quản trị tạo lập kế hoạch chiến lược bài bản và chuyên nghiệp với các mục tiêu kinh doanh cụ thể.

1.2 BSC giúp liên kết các phòng ban và bộ phận trong tổ chức

Khi được triển khai chính xác, tất cả các phòng ban và bộ phận phải phù hợp với chiến lược chung và BSC tạo điều kiện cho quá trình này. Với cấu trúc Thẻ điểm cân bằng (BSC), bạn có thể liên kết các mục tiêu quan trọng của bộ phận với công ty, của công ty con với công ty mẹ.

Bên cạnh đó, bạn có thể thấy các mục tiêu và KPI liên kết với nhau như thế nào, làm thế nào các dự án liên kết với các dự án cấp doanh nghiệp. BSC cũng cung cấp cấu trúc cần thiết khi các dự án lớn được chia sẻ cho nhiều bộ phận.

1.3 BSC giúp cải thiện giao tiếp và quá trình triển khai chiến lược kinh doanh

Cải thiện giao tiếp và thực thi chiến lược chính là ưu điểm khi áp dụng BSC trong doanh nghiệp. Thẻ điểm cân bằng (BSC) mang đến cái nhìn về chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền đạt nội dung chiến lược bên trong và bên ngoài.

Plan on a page (kế hoạch trên một trang) giúp nhân sự và các bên liên quan hiểu về chiến lược. Qua đó, thu hút mọi người dành thời gian tìm hiểu, xem xét về chiến lược của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, mọi người khó có thể trao đổi, thực hiện và cùng nhau thực thi chiến lược nếu không hiểu rõ về nó.

1.4 BSC giúp cải thiện báo cáo hiệu suất

Thẻ điểm cân bằng (BSC) còn được sử dụng để thiết kế các báo cáo hiệu suất và trang tổng quan. Điều này đảm bảo rằng các báo cáo quản lý tập trung vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất của tổ chức. Ngoài ra, BSC giúp công ty giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.

1.5 BSC giúp tổ chức và điều phối tốt hơn

Trong một doanh nghiệp, việc tổ chức và điều phối nhân lực, tài chính, … cho các chiến lược kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp tăng hiệu suất, giảm rủi ro và tiết kiệm tối đa nguồn lực cho doanh nghiệp.

BSC hỗ trợ các công ty điều chỉnh cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh đã đề ra. Để thực hiện tốt kế hoạch, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các đơn vị, phòng ban, nguồn lực và các chức năng hỗ trợ đều làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) vào các đơn vị đó sẽ giúp liên kết chiến lược với các hoạt động tốt hơn.

1.6 BSC giúp quản lý thông tin tốt hơn

Ưu điểm khi áp dụng BSC chính là quản lý và xử lý thông tin chính xác hơn. Các dữ liệu thông tin mang tính sống còn phải được phân tích và lưu trữ tối ưu nhất.

Phương pháp này có thể giúp tổ chức thiết kế các chỉ số hiệu suất chính cho những mục tiêu chiến lược khác nhau. Từ đó, đảm bảo doanh nghiệp đang đo lường những gì thực sự quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, các công ty áp dụng thẻ điểm cân bằng có xu hướng báo cáo thông tin quản lý chất lượng cao hơn và ra quyết định tốt hơn.

2. Nhược điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

2.1 BSC có thể là một khuôn khổ áp đảo

Theo Mohan Nair: “Thẻ điểm cân bằng (BSC) dựa trên quan điểm khá vững chắc, nhưng nó là công cụ đo lường yếu, không linh hoạt. Các tiêu chí đo lường của BSC rộng và bao gồm quá nhiều yếu tố đặc trưng trong tổ chức. Do vậy, kết quả đo lường có thể bị phân tán và thiếu tập trung”.

2.2 BSC đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ người lãnh đạo để thành công

Bạn có thể gặp rắc rối với thẻ điểm cân bằng nếu ban lãnh đạo không tin rằng BSC là một lựa chọn khả thi hoặc đơn giản là họ không thích hoặc không hiểu cấu trúc.

Điều quan trọng cần nhớ là BSC yêu cầu một quá trình liên tục, không phải là một dự án với ngày kết thúc cụ thể. Nếu bạn đang xây dựng thẻ điểm BSC và sau đó quay lại công việc thường ngày thì đảm bảo quy trình của bạn sẽ không hoạt động.

2.3 BSC gặp vấn đề khi quản lý thủ công

Nhiều tổ chức cố gắng quản lý thẻ điểm cân bằng (BSC) trong Excel hoặc PowerPoint và cuối cùng bỏ đi. Việc quản lý BSC trong Excel có thể dẫn đến các vấn đề về độ chính xác, vấn đề kiểm soát phiên bản hay các vấn đề phức tạp và định dạng khác nhau.

Hơn thế, Excel là một công cụ miễn phí, có một số chi phí ẩn như chi phí của quy trình xem xét thủ công hoặc chi phí liên quan đến lỗi nhập dữ liệu. Khi những điều này xảy ra, ban lãnh đạo có thể xem BSC là vấn đề thay vì công cụ được sử dụng để quản lý nó.

2.4 BSC có vẻ cứng nhắc đối với cách bạn quản lý

Đôi khi, việc chuyển sang quy trình BSC có thể gây nhầm lẫn trong một tổ chức. Thay vì dành thời gian để thích nghi, một số nhà lãnh đạo nhanh chóng quyết định loại bỏ BSC và trở lại con đường cũ.

Ví dụ, cố gắng sử dụng tên theo các quan điểm mà Norton và Kaplan sử dụng trong khi mọi người trong tổ chức không phản ứng với thuật ngữ đó. Bạn sẽ thấy cấu trúc BSC trở nên cồng kềnh hơn.

3. Giải pháp cho những nhược điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

3.1 Bắt đầu đơn giản và dần dần xây dựng một khuôn khổ cấp cao

Nếu bạn đang kỳ vọng quá cao về quy trình Thẻ điểm cân bằng (BSC), hãy tạm dừng lại. Bắt đầu bằng cách đơn giản là xây dựng bản đồ chiến lược, xem bản đồ đó có làm tốt công việc truyền thống chiến lược trong tổ chức hay không.

Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra giá trị khi có bản đồ chiến lược miêu tả chính xác chiến lược của họ. Cuối cùng, khi bạn thiết lập mục tiêu cao nhất cho tổ chức và đặt chúng vào đúng quan điểm, thể hiện các mối liên kết nhân quả quan trọng.

3.2 Bắt đầu một cuộc thảo luận với quản lý (cấp trên)

Hãy nói chuyện với cấp trên về lý do tại sao bạn tin rằng BSC có thể là khuôn khổ chiến lược phù hợp với tổ chức và lắng nghe những mối quan tâm của họ. Điều này tạo nên sự liên kết, thấu hiểu lẫn nhau trong quá trình thực thi công việc.

3.3 Linh hoạt với thẻ điểm cân bằng

Khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC), nhà quản trị nên linh hoạt hơn làm sao để phù hợp với thực tế tổ chức của mình. Bởi vì, mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu chiến lược, văn hóa riêng nên không thể sử dụng BSC giống nhau.

Lời kết,

Trên đây là ưu điểm và nhược điểm của Thẻ điểm cân bằng (BSC). Nếu bạn đang xem BSC là giải pháp cho tất cả các vấn đề của mình, lưu ý rằng các tổ chức sẽ triển khai theo nhiều cách khác nhau. Bạn hãy cẩn thận xem xét đội ngũ lãnh đạo hoạt động và đảm bảo sử dụng BSC hợp lý nhất.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

6 bước trong quy trình khen thưởng nhân sự xuất sắc tại doanh nghiệp

Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More

1 ngày ago

Ứng dụng mô hình 5Ps của Schuler trong quản trị nhân sự

Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More

1 ngày ago

Mô hình 5Ps của Schuler là gì? Các yếu tố trong mô hình 5Ps

Mô hình 5Ps của Schuler, được đặt tên theo nhà nghiên cứu Randall S. Schuler,… Read More

1 ngày ago

Tiền lương trong trường hợp đi làm vào ngày nghỉ lễ, tết như thế nào?

Bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương… Read More

1 ngày ago

Bộ câu hỏi xác định nhân tài của Microsoft để thưởng cổ phiếu hoặc tiền mặt để giữ chân

Microsoft xây dựng bộ quy tắc riêng về tiền thưởng nhằm giữ chân những nhân… Read More

2 ngày ago

In CV trên áo để xin việc

Ý tưởng xin việc độc đáo của Song Jiale, 21 tuổi đã gây bão mạng… Read More

2 ngày ago