Các hình thức đào tạo và phát triển

Trong thực tế, có nhiều hình thức phân loại đào tạo khác nhau:

🍇 Theo định hướng nội dung đào tạo:

- Đào tạo định hướng công việc: là hình thức đào tạo về kỹ năng thực hiện 1 loại công việc nhất định. Khi người lao động chuyển sang doanh nghiệp khác vẫn có thể áp dụng những kỹ năng này. Ví dụ: đào tạo hàn

- Đào tạo định hướng doanh nghiệp: là hình thức đào tạo về cách thức giải quyết công việc, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. Khi người lao động sang doanh nghiệp khác chưa chắc đã phù hợp hoặc áp dụng được những kỹ năng được học.

🍇 Theo mục đích của nội dung đào tạo.

- Đào tạo định hướng công việc: thường áp dụng cho nhân viên mới. Nội dung đào tạo cung cấp thông tin, kiến thức, chỉ dẫn cho nhân viên mới về công nghiệp, doanh nghiệp, giúp nhân viên nhanh chóng thích nghi với điều kiện, cách thức làm việc trong doanh nghiệp mới.

- Đào tạo kỹ năng giúp cho nhân viên có trình độ lành nghề và kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc theo yêu cầu.

- Đào tạo kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động/ phòng cháy chữa cháy, an toàn hóa chất, an toàn điện…: hướng dẫn cách thức thực hiện công việc với mục đích an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

- Đào tạo năng lực quản trị: mục đích nhằm giúp cho các nhà quản trị được tiếp xúc, làm quen với các phương pháp làm việc mới, nâng cao kỹ năng thực hành và kinh nghiệm tổ chức quản lý.

🍇 Theo cách thức tổ chức.

- Đào tạo bên ngoài: cán bộ nhân viên được ra bên ngoài học, thoát ra khỏi công việc hàng ngày và chỉ tập trung cho hoạt động đào tạo. Phương pháp này thường có hiệu quả cao tuy nhiên số lượng học viên bị hạn chế.

- Đào tạo vừa học vừa làm (tại chức): là người lao động vừa làm tại tổ chức và vừa đi học. Thông thường hoạt động học tập này sẽ áp dụng vào buổi tối.

- On job training (kèm cặp tại chỗ): là hình thức đào tạo theo kiểu vừa học vừa làm, người có trình độ cao sẽ hướng dẫn người có trình độ lành nghề thấp. Quá trình học tập diễn ra ngay tại nơi làm việc.

- Lớp cạnh xí nghiệp: thường áp dụng cho doanh nghiệp lớn có trung tâm đào tạo ngay bên cạnh xí nghiệp. Những học viên tốt sẽ được tuyển chọn thẳng vào làm cho doanh nghiệp.

🍇 Theo đối tượng học viên:

- Đào tạo mới: áp dụng cho những người chưa có trình độ lành nghề.

- Đào tạo lại: áp dụng cho những lao động có kỹ năng, trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề do nhu cầu của doanh nghiệp.

Như ở trên, có rất nhiều phương pháp để phân loại loại hình đào tạo. Doanh nghiệp bạn đang sử dụng phương pháp và hình thức đào tạo nào, hãy chia sẻ với Nhung nhé.

Tải tài liệu về đào tạo nhân sự tại: https://bit.ly/3NG499O

 

nhungltk.kc24

Share
Published by
nhungltk.kc24

Recent Posts

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

2 giờ ago

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

18 giờ ago

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

2 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

2 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

4 ngày ago