Hôm nay tôi thấy câu hỏi này hay quá: "Cả nhà có ai đã xây dựng KPI cho tổng giám đốc điều hành ( CEO) chưa ạ, em đang tìm mà google cũng không thấy mẫu để tham khảo". Hay nhưng tôi có thoáng chút ngạc nhiên. Với tôi, CEO là người đứng cao nhất công ty và chịu trách nhiệm cho mọi thứ. CEO sẽ nhận các mục tiêu của Hội đồng quản trị rồi tìm cách thực thi. Mà đã là mục tiêu của Hội đồng quản trị thì chỉ có lợi nhuận, doanh thu, chi phí, tốc độ phát triển của công ty. Sau khi nhận được mục tiêu thì CEO sẽ trao đổi và đàm phán với Hội đồng quản trị.
Để biết được KPI của CEO thế nào thì chúng ta cứ xem các nghị quyết của Hội đồng cổ đông các công ty hoặc xem báo cáo của Hội đồng Quản trị là ra. Ví dụ như dưới đây là BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY SHS NĂM 2020
Các bản Nghị quyết này có rất nhiều trên mạng. Chỉ cần tìm kiếm là thấy. Anh chị ngại tìm thì vui lòng click vào link dưới để tham khảo nhé:
Link: 08 SHS Bao cao cua Hoi dong Quan tri ket qua KD 2020 va ke hoach 2021
Đấy, đơn giản vậy.
Tôi đi tư vấn cũng hay ngồi cùng CEO và ban lãnh đạo các công ty làm ra các KPI cho CEO. Thực ra đó chính là bản BSC của công ty. Hay nói một cách khác thì đây có thể gọi KPI của CEO chính là các chỉ tiêu kết quả thực hiện chiến lược. Công ty có bao nhiêu chiến lược thì KPI của CEO là bấy nhiêu.
Ví dụ công ty có các chiến lược sau:
1. Tối ưu chi phí
2. Gia tăng lợi nhuận
3. Gia tăng doanh thu
4. Quảng bá thương hiệu
5. Duy trì chăm sóc và quan hệ với khách hàng cũ
6. Gia tăng tiếp cận khách hàng tiềm năng mới
7. Thiết lập thị trường mới
8. Tăng cường hợp tác chiến lược với đối tác nước ngoài
9. Gia tăng triển khai sản xuất
10. Phát triển sản phẩm mới
11. Gia tăng cam kết
12. Gia tăng năng lực quản lý
13. Gia tăng năng lực kỹ thuật
14. Gia tăng năng lực marketing và sale
thì tương ứng với các chiến lược này, bộ các thước đo chỉ tiêu (KPI) như sau:
1 Tổng lợi nhuận năm nay cần đạt
2 Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ doanh thu
3 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm nay so với năm trước
4 Tỷ lệ chi phí / tổng doanh thu
5 Tổng chi phí tối đa
6 Tỷ lệ chi phí làm thầu trung bình/ tổng doanh thu
7 Tổng doanh thu
8 Số hợp đồng có doanh thu trên 10 tỷ
9 Tổng doanh thu có được do chiết khấu của hãng
10 Tỷ lệ chiết khấu / chi phí mua hàng từ hãng
11 Tỷ lệ số gói dự thầu thành công/ tổng số gói dự thầu
12 Số gói dự thầu thành công
13 Số khách hàng mới cần ký hợp đồng
14 Thời gian trung bình làm thầu đến khi ký hợp đồng
15 Chi phí trung bình làm thầu tiếp khách của 1 dự án
16 Số lượng data khách hàng tiềm năng mới cần có
17 Tỷ lệ chuyển đổi từ data tho thành data khách hàng tiềm năng
18 Chi phí trung bình / 1 data khách hàng tiềm năng
19 Số lượng khách hàng cũ tiếp tục ký hợp đồng dự án
20 Tỷ lệ khách hàng cũ tiếp tục ký hợp đồng/ tổng số khách hàng cũ
21 Tỷ lệ khách hàng cũ được thăm hỏi / tổng số khách hàng cũ
22 Số lần thăm hỏi khách hàng cũ trung bình/ 1 khách
23 Điểm số trung bình đồng ý giới thiệu khách
24 Số lần phàn nàn của khách
25 Số lượng khách hàng tiềm năng tại thị trường mới cần có
26 Tổng doanh thu từ thị trường mới
27 Số sự kiện có sự tham gia tài trợ của công ty
28 Tỷ lệ khách được khảo sát trả lời biết đến thương hiệu/ tổng số khách khảo sát
29 Số lượng dịch vụ mới được phát triển đóng gói
30 Doanh thu trung bình/ 1 sản phẩm
31 Tổng khối lượng dự án cần triển khai
32 Tổng thời gian cần triển khai dự án
33 Tổng số dự án cần triển khai thành công
34 Tỷ lệ rebate (chiết khấu) cần có từ đối tác
35 Số sự kiện hợp tác cần có với đối tác
36 Tổng giá trị hợp tác với các đối tác
37 Tỷ lệ nghỉ việc
38 Tỷ lệ tồn tại > 6 tháng
39 Tỷ lệ vắng mặt (số thời gian vắng mặt/ tổng thời gian)
40 Số lượng marketing cần tuyển thêm
41 Số buổi đào tạo năng lực marketing
42 Số sale dự án cần tuyển
43 Tỷ lệ nhân kinh doanh đạt chuẩn năng lực/ tổng số nhân viên KD
44 Số buổi đào tạo năng lực sale
45 Số kỹ thuật cần tuyển
46 Tuyển thêm quản lý
47 Số buổi đào tạo kiến thức về Hệ thống Quản trị Nhân sự
Ví dụ trên là tôi lấy từ bản BSC - sản phẩm có được sau khi thực hành của lớp BSCvsKPI online G15 mà tôi đứng lớp. Để ra được các KPI này thì chúng ta đi qua 2 bước:
- Bước 1: Xác định các chiến lược cần thực thi trong chu kì tới
- Bước 2: Trả lời câu hỏi "Chiến lược .. như thế nào là đạt?"
Chi tiết cách làm, bạn vui lòng xem tại bài: Cách tìm ra các thước đo (KPI) chiến lược trong quá trình làm BSC? http://blognhansu.net.vn/?p=24975
Kết quả chúng ta sẽ có bản KPI cho CEO như sau:
Anh chị em có muốn file BSC tương tự như thế này? Hãy tải tại đây: http://blognhansu.net.vn/?p=22785
Vậy đó KPI của CEO là vậy. Không biết có ai thấy các thước đo kia là quá nhiều không?
Vâng! Đó chính là các thước đo để đo hiệu quả chiến lược và nó khá toàn diện khi đo từ nội bộ cho đến các yếu tố bên ngoài. Trong trường hợp nếu bản thân chúng ta là CEO và chúng ta thấy nhiều thì mong bạn cứ yên tâm. Vì để thực hiện được các thước đo này cần có sự tham gia của các phòng ban. Tức là các thước đo sẽ được phân bổ tới các bộ phận để mỗi bên chịu trách nhiệm 1 số chỉ số.
Sau khi phân bổ xong, thực ra, CEO sẽ chịu trực tiếp các chỉ số sau:
1. Tổng lợi nhuận năm nay cần đạt
2. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/ doanh thu
3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm nay so với năm trước
4. Tổng thời gian cần triển khai dự án
Các thước đo 1, 2, 3 là các thước đo mà chỉ có CEO mới có thể gánh và tác động được. Còn thước đo số 4 chính là KPI (chỉ số hiệu suất cốt yếu).
Vậy là tôi đã chia sẻ xong về KPI dành cho CEO. Chúc bạn xây dựng thành công!
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản
Microsoft xây dựng bộ quy tắc riêng về tiền thưởng nhằm giữ chân những nhân… Read More
Ý tưởng xin việc độc đáo của Song Jiale, 21 tuổi đã gây bão mạng… Read More
Trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường lao động hiện nay, việc đầu tư… Read More
AI ngày càng được ứng dụng nhiều. Thân mời cả nhà đọc câu hỏi này… Read More
🇻🇳HỎI🇻🇳 I. Tôi có 2 vị trí cần tuyển dụng: 1 nhân sự cho vị… Read More
Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm bao nhiêu tiền? Tiền… Read More
View Comments
Hi ! Anh trải nghiệm khoảng 8 năm qua 4 tập đoàn về đầu tư đa ngành 1 thương hiệu hay đa thương hiệu với doanh thu hàng năm hơn 1000 tỷ cùng các dự án trải khắp VN thì không thấy CEO hay Boss nào lập BSC, KPI cả và các Sếp quá bận nên cũng chả làm cái lý thuyết này. Trong đầu họ đã có các mục tiêu và chiến lược để yêu cầu các Phó TGĐ hay các GĐ Cty thành viên làm theo ý của họ. Ban/Phòng Tài chính tự lập các báo cáo TC và kế hoạch TC để trình Sếp xem xét và chỉ đạo. Các Ban/Phòng/Cty thành viên khác cũng thường làm như vậy. Khối Back Office thì chủ yếu phụ trợ nên không áp đặt BSC hay KPI gì cho đỡ mất thời gian vì lo thực hiện phần hành chuyên môn còn không kịp yêu cầu tốc độ mà CEO muốn. Các Công ty nước ngoài đa quốc gia thực tế anh trải nghiệm >20 năm thì lại đơn giản và dễ làm vì họ lấy thành tích chung của Tập thể làm cơ bản nên các mục KPI chi tiết cho cá nhân thì tuỳ đơn vị làm mang tính đánh giá phong trào hoặc để thưởng tháng 14, 15,....thôi. Đa số các Công ty/ Tập đoàn VN cấp trung và nhỏ thì hay nặng lý thuyết và họ cần người như Cường để tư vấn và dậy. Anh chia sẻ ít thông tin thực tế để Hùng hiểu. Best regards.
Em cám ơn anh. Em thấy FPT từng có thời lập BSC đấy anh ạ! Anh đọc thêm bài này nhé:
Case: CEO FPT thuyết giảng bản đồ chiến lược (BSC) cho sếp Vingroup http://blognhansu.net.vn/?p=20394