(Tiếp bài trước: https://goo.gl/2X1gNd ) Một trong những niềm vui của người làm tuyển dụng là mở mail ra và thấy nhiều ứng viên ứng tuyển. CV (sơ yếu lý lịc) càng về nhiều càng vui. Nó giống như đốm lửa nhỏ nhen nhóm khơi nguồn cho dòng động lực làm việc tuôn trào. Việc CV về nhiều theo hắn có nhiều lý do:
1. Do thông báo tuyển dụng của hắn để vào đúng nguồn. Sinh viên mới ra trường thì vào các Group trao đổi về học hành, các khoa, các thầy cô giáo là tốt. Đối tượng mới đi làm được 1 – 2 năm thì có thể là topcv, vieclam24h … Những website này có cái tên dễ nhớ dễ gõ nên các ứng viên không thạo tiếng Anh sẽ vào hơn. Tiếp nữa ứng viên cao cấp hơn, có chút vốn liếng tiếng anh thì vào vietnamwork, mywork … Cao nữa thì là tự đi tìm hoặc gặp các công ty dịch vụ tuyển dụng.
2. Thông báo hấp dẫn, thu hút và không bị nhầm lẫn là tin đa cấp.
3. Công ty có thương hiệu tuyển dụng: Ứng viên đọc thấy thông báo tuyển dụng, nghe thấy tên công ty là đã có thể hình dung ra công ty như thế nào, môi trường làm việc ra sao. Sau tìm hiểu sâu hơn thì thấy các thông tin về công ty có rất nhiều trên mạng và đều là những thông tin tốt.
4. Bản thân người làm tuyển dụng có nhân hiệu – thương hiệu cá nhân. Nếu các ứng viên biết sẵn người làm tuyển dụng là như thế nào, có kết nối tương tác, được người khác giới thiệu … thì họ sẽ sẵn lòng gửi CV hơn với một người lạ. Ngoài có nhân hiệu, người làm tuyển dụng có sẵn nguồn data (dữ liệu ứng viên), các công cụ để truyền tin tuyển dụng sẽ giúp cho công việc hiệu quả hơn. Ví dụ: 1 tin tuyển dụng nếu gửi email được cho 1.000 ứng viên ngay trong ngày tức là đã hiệu quả hơn hẳn việc chỉ đăng thông báo vào nguồn và chờ đợi.
5. Toàn bộ nhân viên của công ty coi việc tuyển dụng là việc của họ. Công ty có chính sách thưởng tuyển dụng. Thoạt tiên thì có thể sẽ có người nghĩ chính sách thưởng này là mất thêm chi phí. Nhưng thực ra nếu thưởng thêm ít tiền mà tiết kiệm được tiền đăng quảng cáo, quảng bá thì quá tốt. Mỗi một tin tuyển dụng được đưa ra, toàn bộ công ty lại tiếp tục gửi nó đi cho những người họ thấy tiềm năng, chia sẻ trên mạng (like/ thích, share/ chia sẻ, comment/ bình luận). Cứ vậy, tin sẽ được loan xa và dĩ nhiên CV sẽ về nhiều.
6. Có nhóm đồng nghiệp giúp đỡ. Bản thân người làm tuyển dụng nên có các cộng tác viên, các đồng nghiệp trong cộng đồng hỗ trợ. Giống như việc toàn bộ nhân viên công ty tham gia vào, các đồng nghiệp, công tác viên tuyển dụng là những người chuyên tuyển nội bộ. Do đó họ sẽ có data của mình, có nhân hiệu riêng và nguồn riêng. Họ hỗ trợ tức là CV đã qua được một lần lọc.
Những lý do ở trên, thực lòng, giai đoạn trước hẳn chỉ biết có số 1, 2 và lờ mờ số 3. Còn số 4, 5, 6, hắn mới ngộ ra gần đây. Cũng là nhờ có bí kíp do cao nhân truyền cho. Hắn tự nhủ sẽ có ngày hắn phải nói chuyện trực tiếp với cao nhân đó mới được.
Khi CV về là bắt đầu chuỗi các công việc cần xử lý và khá thủ công. Ngày trước, làm theo thói quen, hắn cứ thấy có email ứng tuyển là nhảy vào đọc, hí hoáy tải CV và xem rồi sau đó trả lời email ứng viên luôn. Có nhiều lúc quên hoặc trả lời mệt quá, hắn lơn luôn cả việc trả lời này. Gần đây, hắn làm khoa học hơn. Cụ thể hắn yêu cầu các ứng viên làm thêm 1 bước đó là điền thông tin vào 1 cái form google doc sẵn. Trong form có sẵn ít nhất các ô thông tin liên hệ: Họ tên, điện thoại, email. Khi có email ứng tuyển gửi về, mở email, hắn liền nhìn địa chỉ email của ứng viên, sau đó mở form ra và tìm kiếm xem ứng viên đã điền thông tin chưa. Nếu có thì bôi màu vàng. Còn chưa có thì hắn tiếp tục nhìn email và xem nội dung. Xem nội dung email để tìm thông tin cơ bản của Ứng viên đã từng là một trong những việc làm hắn mệt mỏi vô cùng và điên tiết. Bây giờ, bất cứ thông tin tuyển dụng nào đưa ra, hắn đều có quy định: Để tiêu đề email (subject) : Ứng tuyển vị trí đòi nợ _ Họ và tên. Vậy là đủ để biết họ tên cũng như email ứng viên. Tuy nhiên kể cả ứng viên không để thế, hắn cũng không thấy làm phiền lắm. Xem nội dung email để lấy ra được họ và tên và đưa nó vào form cùng với email của ứng viên. Có thông tin cơ bản của ứng viên rồi, hắn tiếp tục đưa tên CV vào form. Công việc thực ra cũng nhanh: đầu tiên là copy, sau đó là dùng tổ hợp phím Ctrl + F để tìm và Ctrl + V để dán (paste). Cuối cùng, hắn tải CV xuống, lưu vào từng folder (khu vực) tương ứng như Folder Đòi Nợ chả hản.
Hậu kỳ xử lý CV xong là đến gửi mail xác nhận. Hắn để đến tầm 4h chiều rồi dùng công cụ gửi mail hàng loạt gửi cho ứng viên. Hắn hiện đại và công nghệ thế chứ không như trước sử dụng mỗi chức năng Bcc. Tiếp việc hậu kỳ, hắn so sánh đánh giá CV ứng viên, gọi điện kiểm tra, phỏng vấn sơ loại. Cuối cùng là mời đến phỏng vấn.
Công cụ đầu tiên, hắn hay dùng trong phỏng vấn đó là: Đánh giá sự đam mê. Khởi nguồn của mọi sự thành công luôn là sự đam mê. Hẳn mọi người đã biết đến những nhà phát minh vĩ đại những danh nhân nổi tiếng ? Họ thành công được là nhờ đâu? Tất nhiên là do họ tài năng và có điều kiện nhưng 1 trong những yếu tố quyết định sự thành công của họ chính là sự đam mê. Trong cuộc sống cũng như công việc, luôn luôn có những người có niềm đam mê lớn. Họ luôn cháy sáng mặc dù có thể bầu trời vây quanh họ tối tăm. Với hắn, nếu được khuyên, hắn luôn khuyên các đồng nghiệp hãy tuyển dụng những người có đam mê. Những người có đam mê là những đốm lửa, và nó sẽ thúc đẩy những cá nhân khác trong công ty cùng cháy với họ.
Vậy làm thế nào để tuyển được những người có đam mê. Có rất nhiều cách và mội người có cách thể hiện sự đam mê theo 1 cách khác nhau. Có một lần phỏng vấn, hắn vẫn nhớ ứng viên đó. Đợt đó tuyển nhân viên Marketing Game. Ứng viên cũng bình thường không có gì nổi trội, không muốn nói là kém. Để kết thúc cuộc phỏng vấn, hắn hỏi "bạn có thích chơi game không?" . Như bắt được mạch, ứng viên bắt đầu thay đổi và nói liên tục. Thay đổi thái độ từ thụ động sang tích cực, ứng viên còn hỏi ngược lại hắn. Và trong cuộc trò chuyện, ứng viên nói rất nhiều thứ từ lịch sử lĩnh vực game của Việt Nam ra sao cho đến xu hướng tương lai như thế nào .... Một ứng viên thích lĩnh vực game đến như vậy mà không đưa vào công ty thì thật phí phạm. Hắn nghĩ lúc đó là như vậy. Và hắn đã đề xuất tuyển cậu ấy. Cho đến giờ thỉnh thoảng hắn vẫn chat với cậu ấy, đôi khi là nửa đêm. Hắn hỏi : "em đang làm gì đấy". Cậu trả lời "Em đang viết đề xuất thử nghiệm game mới". Hắn ngạc nhiên hỏi "Ơ giờ này mà em còn làm việc à?". "Ơ, đây là làm việc hử anh?" - câu trả lời của cậu. Khi có sự đam mê thì công việc đôi khi không còn là công việc nữa. Cũng như hắn, khi hắn đang hì hụi sắp xếp CV thì đây không phải là công việc vậy.
Còn tiếp!
Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều… Read More
Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy… Read More
Google không chỉ là một gã khổng lồ công nghệ, mà còn là biểu tượng… Read More
Hỏi: Người thân mất, tôi có được nghỉ phép không? Trả lời: Doanh nghiệp có… Read More
Hồi còn trẻ, ai cũng từng nghĩ mình có thể tự mày mò, tự học,… Read More
Nhà quản trị người Anh, H.Heller, đã giới thiệu một quy tắc quản lý mang… Read More