Phỏng vấn một bạn ứng viên nói ngọng "n" và "l". Giờ trong óc mình cứ văng vẳng "n". Adidaphat. :| Mình bị ám rồi. Niệm chú thôi :
-Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
-Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê.
-Lên núi lấy lá non về làm nón lá.
-Lê Nin lên núi lấy nước nấu lòng.
-Lúa nếp là lúa nếp non
Lúa lên lá nõn lá non nõn nà.
Phù! Đây có lẽ là một cách vứt CV của bạn vào thùng rác nhà tuyển dụng. Thôi thôi, mình lại đi niệm chú tiếp đây!
P/s: à, tái bút dành cho những bạn nói ngọng. Cách phát âm và vị trí phát âm của N và L
- /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ
- /l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống, tạo thành âm: Lờ
- Phát âm âm vị N: Phát âm n, hơi thoát ra mũi. Khi phát âm n, hơi thoát ra miệng sẽ nghe thành l; ngược lại phát âm l, hơi thoát ra mũi sẽ thành n. Thế nên bịt mũi, không phát âm chuẩn n. Trong khi phát âm l, bịt mũi sẽ chuẩn. Khi phát âm âm vị N ta để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Bật nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới hơi trễ; luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).
- Phát âm âm vị L: L là phụ âm biên, khi phát âm chuẩn, hơi không thoát ra thẳng giữa miệng mà thoát ra hai bên lưỡi. Để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Cuốn nhanh đầu lưỡi lên; luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).
Tóm lại theo mình thì: /l/ khi phát âm thì kéo lưỡi lên trên và vào trong cuống họng. Khi phát âm /n/ thì kéo lưỡi xuống và ra ngoài. Trước khi phát âm thì lưỡi đặt ở hàm trên.
Lâu lâu tôi lại thấy có thông tin hay nên mang về chia sẻ cho… Read More
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
View Comments
Anh có thể cho lý do không châm trước cho thí sinh "nói ngọng" như thế này không ạ? Vì em thấy đây là đặc điểm vùng miền, muốn thay đổi cần thời gian tính bằng năm.
"Năm nay nóng nực nam nữ lên núi nặn nồi niêu lăn lông lốc.
-Nói lắm, lười làm, động tí nói ngọng, hơi ti lý luận."
Đau hết cả mồm khi đọc xong mấy câu niệm chú này. Lại nhớ đến lần ngồi nghe anh đầu bếp quán cơm chay hướng dẫn làm món cháo gạo Lứt trên truyền hình. Nghe xong rồi thì ko biết nó là gạo nứt hay lứt nữa.