Các lỗi thường gặp trong quá trình đánh giá nhân sự – tiếp

Mấy ngày hôm nay phải ngồi đánh giá lại thành tích nhân viên của một phòng ban. Công việc căng thẳng vì đụng chạm nhiều quá. Đụng hết từ cấp thấp nhất cho đến cao nhất. Cứ ra khỏi phòng họp là tôi lại đói meo. Thực sự đánh giá công việc, đánh giá nhân sự là một công việc rất tốn sức. Ngồi gặm tạm chiếc bánh mỳ, tôi chợt nghĩ. Liệu tôi có mắc lỗi gì khi giao tiếp đánh giá không ?

Lục lại bài viết cũ về đánh giá: Các lỗi thường gặp trong quá trình đánh giá nhân sự. Tự nhiên tôi thấy mình chủ quan quá. Mấy lần mắc lỗi. Tệ thật.

Ngồi vật vã, tìm hiểu thêm thì tôi phát hiện ra. Hóa ra còn 1 số lỗi khác mà bài viết trên tôi chưa đưa vào. Thôi thì viết lên blog để thỉnh thoảng tôi đọc lại cho đỡ quên vậy. Các lỗi ở dưới đây, có một số lỗi trùng vào các lỗi ở bài viết trước.

1- Lỗi khoan dung: Đánh giá mọi người quá cao không kể đến hiệu quả thực tế để tránh xung đột hoặc để mọi người nhìn nhận tốt về mình

2- Lỗi bình quân chủ nghĩa: nhóm tất cả nhân viên vào mức trung bình để tránh đánh giá quá cao, vượt mức

3- Lỗi đánh giá thời gian quá gần: không xem xét cả quá trình mà chỉ tập trung vào giai đoạn gần đây, tích cực hoặc tiêu cực

4- Hiệu ứng Halo: để một đặc điểm hoặc một yếu tố công việc ưa thích chi phối toàn bộ việc thực hiện công việc, kết quả là đánh giá cao toàn bộ quá trình thực hiện công việc

5- Hiệu ứng Horns: để một đặc điểm hoặc một yếu tố công việc không ưa thích che lấp các điểm khác, tích cực hơn dẫn đến đánh giá thấp toàn bộ quá trình thực hiện công việc.

6- Lỗi đối chiếu: đánh giá một nhân viên trong mối liên hệ với người khác chứ không phải với nhiệm vụ, mục tiêu và các tiêu chuẩn hiệu quả công việc đã được vạch ra

7- Lỗi hiệu quả cũ: đánh giá dựa trên kết quả làm việc trước đây chứ không phải kết quả làm việc hiện tại

8- Lỗi thiên vị: để tình cảm cá nhân đối với nhân viên chi phối việc đánh giá

9- Lỗi tiềm năng cao: Nhầm lẫn giữa tiềm năng và việc thực hiện công việc.

10- Lỗi tương tự tôi (Familar to me): nghĩ rằng họ cũng giống như mình và vì thế cảm thấy thoái mái hoặc thông cảm

11- Lỗi liên đới: đánh giá chi phối bởi các mối quan hệ của nhân viên chứ không phải việc thực hiện công việc của họ

Các anh chị có gặp lỗi nào khi đánh giá không ? Viết xong đến đây tự nhiên tôi thấy thoải mái hẳn. Nào ta lại tiếp tục công việc. Tiện thể làm cái slide gửi các sếp để các sếp đọc mới được. Một ngày hè nóng nực cả nhà nhỉ ?

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Bài viết rất hay. Cảm ơn anh Kính Cận. Trong đá giá nhân sự ngoài lý thuyết thì nhân sự cũng cần nên reset tinh thần 1 ngày trước khi đánh giá. Một nhân sự giỏi sẽ quan tâm đến quá trình làm việc 1 nhân viên hơn là hiệu quả nhân viên

  • Chào Admin, cảm ơn những bài viết của bạn nhé. Mình không học cũng như không làm về HR, chỉ đơn giản là hay đọc thôi. Mình rất thích các bài viết của bạn. Cảm ơn bạn nhiều nhé.

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Cho nhân sự trở thành cổ đông có hiệu quả không ?

Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy… Read More

2 ngày ago

Google: bí mật đằng sau chính sách 20% thời gian sáng tạo

Google không chỉ là một gã khổng lồ công nghệ, mà còn là biểu tượng… Read More

3 ngày ago

Người thân mất, người lao động có được nghỉ phép không?

Hỏi: Người thân mất, tôi có được nghỉ phép không? Trả lời: Doanh nghiệp có… Read More

3 ngày ago

Tầm quan trọng của những người cố vấn (mentors)

Hồi còn trẻ, ai cũng từng nghĩ mình có thể tự mày mò, tự học,… Read More

3 ngày ago

KFC: Không có giám sát sẽ không có động lực

Nhà quản trị người Anh, H.Heller, đã giới thiệu một quy tắc quản lý mang… Read More

4 ngày ago