Nếu bạn đã từng đọc bài : Những vấn đề về tuyển dụng nhân sự của các công ty Công nghệ Thông tin lớn trên blog của tôi và gật đầu tâm đắc với Monkey sees, monkey does thì hôm nay tôi tiếp tục giới thiệu với các bạn các con khỉ khác trong phỏng vấn. Nào mời các bạn cùng đọc. Theo tôi, nếu bạn chưa biết Monkey sees, monkey does thì thật phí.
Bạn đã trải qua vô số cuộc phỏng vấn và nhận thấy rằng phỏng vấn xin việc luôn luôn rất căng thẳng. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị thật tốt trước mọi cuộc phỏng vấn, bằng cách dành thời gian để xem lại các câu hỏi “tiêu chuẩn” mà bạn dễ bị “xoay” nhất.
Tuy nhiên, hãy thật thận trọng và tỉnh táo đối với những câu hỏi khó xen lẫn chút kì quặc của các nhà tuyển dụng hàng đầu như Goldman Sachs, Bloomberg, hay Google.
Đặc biệt trong bối cảnh việc làm khá ảm đạm hồi năm ngoái, nhiều nhà tuyển dụng bậc nhất đang cố đưa ra những cuộc phỏng vấn gay cấn hơn. Theo trang web việc làm Glassdoor.com, khoảng 80.000 câu hỏi phỏng vấn do người tìm việc chia sẻ thì một số câu khó và kì quặc nhất đều là do các công ty lớn đặt ra. Nếu bạn đang tìm việc hay có hứng thú với những câu phỏng vấn như vậy, hãy cố tìm lời giải đáp cho những câu dưới đây.
1. Võ thuật được định nghĩa là hệ thống các tư thế và các kiểu cách chiến đấu bài bản. Mục đích của bộ môn này là dùng thể lực để đánh bại đối phương hoặc phòng thủ khi bị đe doạ. Tuy nhiên, liệu bạn có thể áp dụng định nghĩa này vào triết lý Võ thuật khi đến phỏng vấn tại công ty bảo hiểm Aflac hay không?
2. Câu hỏi của công ty truyền thông tài chính Bloomberg LP đối với vị trí phát triển phần mềm là: “Trong số 25 con ngựa, hãy chọn ra 3 con nhanh nhất. Được biết, trong mỗi cuộc đua, chỉ có 5 con có thể chạy với thời gian như nhau. Vậy yêu cầu phải có tối nhiểu bao nhiêu cuộc đua ngựa?”.
3. Nếu bạn dự định xin việc vào vị trí phân tích ở Goldman Sachs, hãy chuẩn bị ứng phó với câu hỏi này: “Nếu bạn bị thu nhỏ lại chỉ bằng một chiếc bút chì và bị nhét vào máy xay sinh tố, thì bạn sẽ làm cách nào để thoát ra?
4. “Một quả táo giá 20 xu, một quả cam giá 40 xu, còn một quả nho giá 60 xu, vậy thì một quả lê có giá bao nhiêu?” Bạn có thể tìm thấy giá cho một quả lê hay không? Riêng Giám đốc dự án Epic Systems thì phải biết câu trả lời này.
5. “Tại sao bạn cho rằng chỉ một phần trăm nhỏ dân số kiếm được 150.000 USD?”. Bạn có đáp án không? Nếu không thì tức là bạn đã thất bại trong cuộc phỏng vấn rồi.
6. Các ứng cử viên cho vị trí phân tích tại Argus Information & Advisory Services sẽ không qua được cuộc phỏng vấn nếu trả lời sai số lượng đèn giao thông ở Manhattan.
7. Nếu bạn đã nghiên cứu về thị trường hay thu thập thông tin về số lượng chai bia, thì có thể sẽ tìm thấy lời đáp cho câu phỏng vấn: “Trong cả tuần, có bao nhiêu chai bia được uống ở thành phố này?”. Công ty Nielsen Company có thể hỏi bạn một câu như vậy khi bạn được phỏng vấn vào vị trí nghiên cứu phân tích.
8. Có lẽ bất kì ứng cử viên nào muốn vào được vị trí phân tích ở Google thì đều phải trả lời được câu hỏi: “Bạn phải dùng bao nhiêu quả bóng rổ để nhét vừa phòng này?”
Nguyễn Thuý
dantri.com
Theo EA
Lâu lâu tôi lại thấy có thông tin hay nên mang về chia sẻ cho… Read More
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More