Luật 4 giây
Lời khuyên: Hãy hít thở thật sâu và chậm 4 giây trước khi bạn hành động hoặc đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.
Trong cuộc sống , chúng ta thường có xu hướng trì hoãn việc đưa ra những quyết định quan trọng. Điều này có vẻ như một gánh nặng quá lớn, do vậy chúng ta muốn chờ thêm thời gian. Cho đến khi bắt buộc phải đưa ra quyết định, chúng ta sẽ quyết định nhất thời và thông thường sau đó sẽ là sự hối tiếc.
Nguyên tắc 4 giây sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Peter Bregman, tác giả của cuốn sách “Luật 4 giây” cho rằng bạn nên hít thở thật đều và sâu trong vòng 4 giây; sau đó bạn có thể hành động.
Tại sao việc này quan trọng? Đó chính là nghệ thuật tự kiểm soát. Hít thở sâu sẽ tránh cho bạn khỏi việc đưa ra các quyết định vội vã và mang lại cho bạn thời gian để đánh giá kết quả của mỗi hành động.
Luật 2 phút :
Lời khuyên: Nếu việc nào đó chỉ tốn chưa đến 2 phút để hoàn thành, bạn hãy thực hiện nó ngay lập tức.
Rất nhiều nhiệm vụ chúng ta trì hoãn thường không khó để hoàn thành. Chúng ta thường tránh làm chúng cho đến hạn chót, mặc dù nó không đòi hỏi kỹ năng hay kiến thức đặc biệt. Chẳng hạn, bạn cần phải gọi điện cho đối tác hoặc gửi một email. Việc này chỉ mất 1 đến 2 phút nhưng bạn lại trì hoãn cho đến phút cuối cùng. Nhiệm vụ đơn giản này làm bạn bị chùn bước và mất tập trung.
Nguyên tắc 2 phút này sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lớn. Mỗi mục tiêu đi kèm với một danh sách các hành động nhỏ. Chẳng hạn, bạn phải đọc 1 cuốn sách khoảng 2.000 trang, việc này sẽ khiến bạn mất vài tháng. Nếu như bạn tiếp tục nhìn cuốn sách như một tổng thể, bạn sẽ thấy nó khó mà hoàn thành, do đó bạn dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu như bạn chia nhỏ cuốn sách thành từng trang và đặt mục tiêu đọc từng trang một, bạn sẽ mất chưa đến 2 phút cho một trang sách.
Luật 72 giờ : (9 ngày nếu ngày dùng 8h)
Lời khuyên: Khi bạn đã có 1 ý tưởng, hãy thực hiện nó trong vòng 3 ngày (72 giờ).
Bodo Schaefer – tác giả sách, doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng người Đức cho rằng nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn đẩy lùi trì hoãn: Đừng bao giờ đặt ra các nhiệm vụ kéo dài quá 72 giờ. Nếu bạn trì hoãn hành động này, ý tưởng của bạn sẽ mãi nằm trên giấy mà thôi.
Luật 21 ngày:
Lời khuyên: Hãy cho bản thân 21 ngày để phát triển một thói quen
Khi bạn muốn đạt được một mục tiêu nào đó, bạn phải biến các hành động thành thói quen hàng ngày. Hãy lập lại danh sách mục tiêu một lần nữa, tập trung vào các mục tiêu đơn lẻ và biến nó thành hành động, sau đó thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đó có thể là viết blog, ngồi thiền, chạy bộ hay học tiếng Anh… bất cứ việc gì.
Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng một khi đã quen dần với nó, bạn sẽ cảm thấy điều này như một phần cuộc sống.
Nguyên tắc 10.000 giờ (nếu ngày 8h thì 250 tuần, khoảng 5 năm)
Lời khuyên: Khi bạn cố gắng để thành thạo trong lĩnh vực nào đó, bạn cần dành khoảng 10.000 giờ thực hành việc đó.
Trong cuốn sách “Outliers: The Story of Success” (Tạm dịch: Những kẻ xuất chúng), tác giả người Canada Malcolm Gladwell đã đề cập đến nguyên tắc 10.000 giờ thực hành đóng góp vào thành công của hầu hết các doanh nhân, triệu phú trên thế giới.
Để thực hiện quy tắc này, bạn hãy lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích và lập kế hoạch để thực hành mỗi ngày. Hãy theo dõi thời gian mà bạn thực hành việc đó để đảm bảo bạn thực hiện đủ 10.000 giờ.
Nguồn: Đặng Minh Tuấn
Tái bút: 4 bài này bổ sung cho nhau:
- Làm sao biết bậc thợ lành nghề x cần năng lực y với cấp (mức) độ thành thạo z?
- Các mốc để xác định mức (cấp) độ thành thạo của năng lực
- Quy luật: 4 giây - 2 phút - 72 giờ - 21 ngày - 250 tuần - 10000 giờ
- Mức độ thành thạo của năng lực có thể giảm theo độ tăng của bậc thợ lành nghề không?
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More