Đã bao giờ bạn tự hỏi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải có trách nhiệm xã hội và mang lại lợi ích gì? Nếu có dưới đây là một vài thông tin mà tôi tin là bạn sẽ thấy thú vị.
1. Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Pyramid of Corporate Social Responsibility) là gì?
Khi tìm hiểu về thuật ngữ "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp", bạn sẽ ra rất nhiều định nghĩa. Tôi xin được đề xuất bạn theo định nghĩa sau:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là cam kết của công ty đối với lợi ích xã hội thông qua hoạt động liên quan đến kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện, môi trường. Định nghĩa này tham khảo từ định nghĩa của Carroll (1991) và Matten & Moon (2004).
Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là văn bản tập hợp các hoạt động liên quan đến kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện, môi trường và sắp xếp chúng thành các cấp độ từ thâp tới cao theo hình tam giác: Kinh tế, Pháp lý, Đạo đức, Từ thiện và Môi trường.
Kim tự tháp bao gồm:
1.1 Cấp độ 1 - Trách nhiệm kinh tế: Đây là cấp độ thấp nhất của kim tự tháp. Để đạt được thành công trong ba lĩnh vực còn lại, doanh nghiệp của bạn phải có lợi nhuận và ổn định về mặt tài chính. Tuy nhiên, lợi nhuận không nên đánh đổi bằng các trách nhiệm khác, chẳng hạn như đạo đức. Thực hiện trách nhiệm kinh tế theo cách có đạo đức bằng cách:
- Cung cấp môi trường làm việc tích cực, an toàn và hấp dẫn cho nhân viên.
- Cung cấp mức lương đủ sống và chế độ phúc lợi công bằng cho nhân viên.
- Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
- Ưu tiên sự an toàn và sự hài lòng của khách hàng.
- Duy trì sự minh bạch về hoạt động kinh doanh, tài chính và động cơ kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Cấp độ 2 - Trách nhiệm pháp lý: Trong khi trách nhiệm kinh tế là chìa khóa để cung cấp nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp, trách nhiệm pháp lý có thể được coi là quan trọng nhất. Điều này liên quan đến việc tuân thủ tất cả các luật và quy định có liên quan để đảm bảo doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động của mình một cách công bằng với các bên liên quan. Cách thực hiện trách nhiệm pháp là là đảm bảo công ty không làm điều pháp luật cấm.
1.3 Cấp độ 3 - Trách nhiệm đạo đức: Điều này đề cập đến việc làm điều đúng đắn và tuân theo các chuẩn mực đạo đức để lấp đầy bất kỳ khoảng trống hoặc sự mơ hồ trong luật pháp. Tương tự như trách nhiệm pháp lý, một doanh nghiệp có đạo đức là doanh nghiệp hoạt động một cách công bằng và tránh gây hại cho các bên liên quan. Doanh nghiệp có thể thực hiện các trách nhiệm đạo đức bằng cách theo đuổi các chứng chỉ với các yêu cầu đáp ứng cao hơn luật như chứng chỉ Bettter Work.
1.4 Cấp độ 4 - Trách nhiệm từ thiện: Cấp độ này đề cập đến các hoạt động tự nguyện như quyên góp cho một tổ chức phi lợi nhuận mà doanh nghiệp không có nghĩa vụ pháp lý phải tham gia, nhưng nhân viên đang mong đợi điều đó. Các hoạt động mang tính từ thiện có rất nhiều như: Trợ cấp thiên tai, tài trợ cộng đồng, tổ chức các sự kiện thiện nguyện...
1.5 Cấp độ 5 - Trách nhiệm môi trường: Cấp độ này là cao nhất trong trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm môi trường nói đến các việc doanh nghiệp có các hoạt động tác động đến môi trường theo hướng có lợi cho tự nhiên và các thế hệ sau. Những hoạt động này hiện tại đang được gắn thuật ngữ "xanh" như quản trị nhân sự xanh.
2. Trách nhiệm xã hội và mang lại lợi ích gì?
2.1 Mang lại sự tin tưởng của khách hàng
Trong nghiên cứu của NCS. Nguyễn Thị Dược (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) có kết luận: TNXH DN có tác động tích cực rõ rệt đến sự tin tưởng của khách hàng. Trong đó, khái niệm TNXH DN được người tiêu dùng đánh giá qua ba yếu tố: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức. Trách nhiệm pháp lý có mức đóng góp cao nhất vào quan điểm của khách hàng về TNXH của các siêu thị bán lẻ (giá trị chuẩn hóa = 1), sau đó là yếu tố đạo đức, kinh tế. Yếu tố thiện nguyện bị loại bỏ vì có thể người tiêu dùng ở Việt Nam không biết đến hoặc không quan tâm đến các hoạt động thiện nguyện của các siêu thị bán lẻ.
Chi tiết về nghiên cứu, vui lòng đọc bài: Tác động của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự tin tưởng của khách hàng - Nghiên cứu trong các hệ thống siêu thị bán lẻ tại Việt Nam
2.2 Mang lại niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại Công ty
Nghiên cứu của Nguyễn Uyên Thương (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế) thực hiện cho ra kết luận:
- Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng các yếu tố thành phần nhận thức trách nhiệm xã hội đều có tác động tích cực đến Sự gắn kết của nhân viên. Trong đó, trách nhiệm môi trường có tác động mạnh nhất tiếp theo là Trách nhiệm thiện nguyện, Trách nhiệm pháp lý, Trách nhiệm kinh tế, và yếu tố trách nhiệm đạo đức có tác động yếu nhất. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Farooq et al. (2014) và (Ahmad et al., 2023) khi công nhận Trách nhiệm môi trường là một trong những yếu tố quan trọng nên được xem xét khi đánh giá nhận thức Trách nhiệm xã hội.
- Kết quả chỉ ra Niềm tin chỉ có tác động điều tiết giữa Trách nhiệm Kinh tế và Sự gắn kết của nhân viên và Niềm tin cũng có tác động điều tiết giữa Trách nhiệm Thiện nguyện và Sự gắn kết của nhân viên. Các trách nhiệm còn lại không có mối quan hệ với Niềm tin. Điều này có nghĩa là Niềm tin không tác động đến mối quan hệ giữa Trách nhiệm Môi trường và Sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cao su Camel Việt Nam. Niềm tin cũng không tác động đến mối quan hệ giữa Trách nhiệm Đạo đức, Trách nhiệm Pháp lý và Sự gắn kết.
Trong đó:
- Sự gắn kết của nhân viên là một khái niệm rộng và phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa và đo lường theo nhiều cách khác nhau (Robinson et al. 2004). Theo Allen & Meyer (1990), sự gắn kết là trạng thái tâm lý giữa cá nhân và tổ chức, có liên quan đến quyết định cá nhân này muốn tiếp tục hoặc chấm dứt là thành viên của tổ chức hay không. Như vậy, sự gắn kết biểu thị hành vi, tình cảm mang tính tự nguyện của người lao động với tổ chức. Người lao động có sự gắn kết cao sẽ hài lòng hơn trong công việc, làm việc trách nhiệm và ít rời bỏ tổ chức (Mowday et al. 1979).
- Niềm tin trong tổ chức là khái niệm phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung và được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau. Trong đó, niềm tin thường gắn với mối quan hệ con người và mang ý nghĩa một chiều. Theo Tschannen-Moran et al. (1998), niềm tin được xem là trung tâm của mối quan hệ giữa các cá nhân và đây là đặc trưng của tổ chức.
Chi tiết về nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức trách nhiệm xã hội, niềm tin và sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cao su Camel Việt Nam
3. Kết luận sau khi đọc 2 nghiên cứu:
- Muốn khách tin tưởng thì phải có trách nhiệm pháp lý. Và la thật to cho mọi người biết điều này.
- Muốn nhân viên gắn kết thì phải có trách nhiệm môi trường hoặc làm thiện nguyện. Các hoạt động này thì chỉ cần nhân viên biết, có la thật to cho khách hàng thì cũng không tăng sự tin tưởng nhiều bằng trách nhiệm pháp lý.
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản
Các khóa học BSC KPI ngày càng dành nhận được nhiều sự quan tâm của… Read More
Việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình tuyển dụng đang tái… Read More
Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bảo hiểm xã… Read More
Khi tham gia vào thị trường lao động, bên cạnh việc tìm kiếm một công… Read More
Khi một công ty vận hành, sẽ đến lúc nào đó sẽ xuất hiện công… Read More
Đánh giá giá trị công việc (Job Evaluation) là một quá trình không thể thiếu… Read More