Warning: imagejpeg(/var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2024/05/networking-la-gi-1-1280x720.jpg): failed to open stream: Permission denied in /var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-includes/class-wp-image-editor.php on line 402
Networking là gì? Kỹ năng Networking xuất sắc của nhà lãnh đạo | Blog quản trị Nhân sự

Networking là gì? Kỹ năng Networking xuất sắc của nhà lãnh đạo

Dù bạn làm ở lĩnh vực gì, networking luôn là kỹ năng cần có để thành công. Không chỉ giúp bạn học hỏi từ người bạn gặp trực tiếp, những lợi ích khác từ việc mở rộng networking cũng rất đáng để quan tâm. Vậy networking là gì? Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

Networking là gì?

Networking là kỹ năng xây dựng mối quan hệ, khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, networking sẽ dựa trên câu hỏi “tôi có thể giúp được gì” thay vì “tôi có thể nhận được gì”.

Networking thường được thực hiện trong các sự kiện cộng đồng hay kinh doanh. Các loại sự kiện này được tổ chức bởi các tổ chức kinh doanh hoặc nhóm ở cấp quốc gia hoặc địa phương. Những người tham gia có cơ hội tương tác, chia sẻ ý tưởng kinh doanh và bày tỏ ý định muốn liên kết kinh doanh dựa theo lợi ích của mỗi thành viên tham gia.

Tại sao nên sử dụng phương pháp Networking?

Networking trong doanh nghiệp được gọi là một kỹ thuật tiếp thị chi phí thấp, sử dụng để phát triển các mối quan hệ mới trong giới kinh doanh thông qua việc liên kết với các cá nhân khác có chung ý tưởng. Tại sao vậy?

1. Chia sẻ kiến thức và lời khuyên kinh doanh có giá trị

Bạn sẽ bất ngờ với những gì học được từ các nhà lãnh đạo khác lại không hề có trong sách vở. Networking là nền tảng lý tưởng để chia sẻ kiến thức và ý tưởng. Cho dù là bạn lấy phản hồi hoặc thảo luận về quan điểm của bạn, networking cũng giúp tăng kiến thức của bạn và giúp bạn có cái nhìn đa chiều, nắm được mọi khía cạnh của vấn đề từ những góc nhìn khác. Từ đó, bạn có thể chuẩn bị các giải pháp cho những vấn đề phát sinh.

2. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Một điều cần thiết đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp để duy trì khả năng hiển thị nhãn hiệu trên thị trường. Networking giúp tạo ra và duy trì khả năng hiển thị ổn định bằng cách tham gia các sự kiện thường xuyên và trò chuyện để gây ấn tượng. Đây là cách thiết lập danh tiếng của một người thông minh và tin cậy.

3. Khám phá cơ hội kinh doanh mới

Mạng lưới tốt mang lại nhiều cơ hội cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức kinh doanh học hỏi được từ những nhà lãnh đạo khác, bạn sẽ nhận được lời mời hợp tác hay những đề nghị thú vị có ích cho doanh nghiệp của mình. Những lời giới thiệu, quan hệ đối tác kinh doanh hoặc yêu cầu từ khách hàng cho các dịch vụ có thể là kết quả của mạng lưới tốt mà bạn đã xây dựng.

4. Thu hút đầu tư

Hãy nhớ rằng bạn không chỉ tiếp xúc với nhiều người có mặt trong sự kiện mà còn thiết lập kết nối với họ. Các quan hệ của bạn càng rộng thì cơ hội thu hút nhà đầu tư càng lớn và họ có thể giới thiệu người có lợi cho doanh nghiệp nếu bạn biết cách gây ấn tượng.

Đặc điểm của người sở hữu kỹ năng networking nổi bật

Ivan Misner, người sáng lập của BNI, đã thực hiện một cuộc khảo sát từ 3.400 người làm kinh doanh trên khắp thế giới và chỉ ra 7 hành vi xuất hiện ở những Networker tốt:

1. Khả năng lắng nghe

Khả năng lắng nghe và phân tích sẽ quyết định đến sự thành công của một người trong sự kiện networking. Khi bạn thể hiện sự quan tâm thực sự đến ý kiến của người khác sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.

Một Networker hiệu quả nên sử dụng khả năng lắng nghe và nói tương xứng với nhau. Bạn sẽ không thể giúp đỡ người khác nếu như không lắng nghe điều họ thực sự cần. Có rất nhiều cách kết nối các nhóm nhỏ nhưng để làm được điều đó thì bạn cần phải lắng nghe để có thể giúp đỡ mọi người kết nối với những mối quan hệ mà họ đang tìm kiếm.

2. Thái độ nhiệt tình và tích cực

Một thái độ tiêu cực dễ khiến mọi người không có ấn tượng tốt về bạn. Ngược lại, thái độ tích cực khiến mọi người cảm thấy muốn kết giao và hợp tác với bạn. Là một Networker, bạn nên tự tin bước vào căn phòng và phải tự nhủ với bản thân rằng bạn có quyền ở đây như những người khác. Hãy để khách hàng cảm nhận được sự đam mê, nhiệt tình và niềm tự hào của bạn khi giải thích sản phẩm/dịch vụ của công ty mình.

3. Chân thành

Bạn có thể giúp đỡ người khác, cảm ơn hoặc lắng nghe mọi người nhưng nếu không có sự chân thành thì họ cũng sẽ sớm nhận ra. Những người sở hữu kỹ năng networking sẽ thể hiện được sự chân thành tới người đối diện. Rất nhiều người được cho là tạo ra kết nối hiệu quả nhưng lại thiếu sự chân thành và mối quan hệ họ cố gắng tạo ra lại sớm kết thúc.

4. Hợp tác

Một Networker giỏi nên biết cho đi, những suy nghĩ như “anh có thể giúp được gì tôi?” nên được thay bằng “tôi có thể hỗ trợ được gì cho anh?”. Mọi người sẽ không quan tâm đến bạn trừ khi bạn thể hiện ra là mình muốn giúp đỡ họ. Có nhiều cách để giúp đỡ người khác như gửi email cho một ai đó hoặc giới thiệu họ kết nối với người có thể giúp họ đối mặt với thử thách cụ thể.

5. Đáng tin cậy

Sự thật là nếu không tin tưởng ai thì bản thân bạn cũng sẽ không làm việc với họ. Nếu đã sắp xếp một cuộc hẹn có thời gian cụ thể, hãy đảm bảo bạn đến địa điểm đúng giờ. Trong trường hợp khẩn cấp cần hủy cuộc hẹn, bạn phải thông báo cho người đó.

Khi giới thiệu một ai đó mà bạn đặt cả danh tiếng của bản thân vào, bạn phải có niềm tin với đối tác và ngược lại. Bởi vì bạn hay bất kỳ một ai cũng có thể giới thiệu những mối liên lạc không đáng tin tưởng nên hãy trở thành người đáng tin trước.

6. Khả năng tiếp cận

Nếu không có khả năng tiếp cận, những đặc điểm được liệt kê bên trên sẽ không có cơ hội được thể hiện. Một người làm networking hiệu quả sẽ bắt đầu với khả năng tiếp cận. Một số người trong cuộc khảo sát cho biết: “Mọi người sẽ quên bạn là ai và những gì bạn làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm giác bạn mang lại cho họ”.

7. Theo dõi và giữ liên lạc

Đây là điều mọi người thường bỏ quên. Chỉ cần thi thoảng bạn nhấc điện thoại hỏi han tình hình công việc và cuộc sống của họ, mối quan hệ giữa bạn và đối phương sẽ thân mật hơn. Trong khi nhiều người chỉ quan tâm đến thiệt hơn, việc bạn quan tâm đến đối phương như bạn bè sẽ khiến bạn trở nên khác biệt trong mạng lưới networking của họ.

Lời kết,

Trong bài viết, Blognhansu và bạn đã cùng nhau tìm hiểu networking là gì và những đặc điểm của một người có quan hệ tốt. Một networking hiệu quả không chỉ giúp bạn cập nhật thông tin mà còn còn dạy bạn nhiều điều mới mẻ giúp bạn cải tiến hơn. Đồng thời, mang tới cơ sở kiểm nghiệm và làm mới những ý tưởng của bạn.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24
Tags: networking

Recent Posts

Người lao động có quyền được biết về lý do khấu trừ tiền lương của mình không?

Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More

1 ngày ago

10 xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025

Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More

6 ngày ago

Cứ 5 tin tuyển dụng có 1 tin “Việc làm ảo”

Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More

6 ngày ago

6 bước trong quy trình khen thưởng nhân sự xuất sắc tại doanh nghiệp

Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More

1 tuần ago

Ứng dụng mô hình 5Ps của Schuler trong quản trị nhân sự

Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More

1 tuần ago