Như tôi đã viết trong bài "Bạn sử dụng bộ tiêu chí nào để đánh giá giá trị công việc?", khi tiến hành đánh giá giá trị công việc, ta có 2 lựa chọn:
- Sử dụng bộ tiêu chí có sẵn từ các đơn vị tư vấn (ví dụ như HAY, CRG, IPE ..).
- Hoặc tự xây bộ tiêu chí nêu không có tiền thuê, không muốn bị vướng vào bản quyền và có thể chủ động thay đổi được các tiêu chí cho phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp.
Nếu theo hướng sử dụng bộ tiêu chí có sẵn, tôi xin giới thiệu một bộ tiêu chí nữa. Đó là bộ của CRG. Trong một lần tình cờ, tôi có được 1 tài liệu về về sử dụng phương pháp của CRG để đánh giá giá trị công việc. Sau đó tôi gõ lại các tiêu chí đó vào file hướng dẫn xây dựng lương 3P rồi chia sẻ cho cộng đồng. Việc chia sẻ này hoàn toàn mang tính học thuật và miễn phí. Dần dần nội dung này lan tỏa. Từ ngày tôi phổ biến tài liệu hướng dẫn, thình thoảng tôi lại nhận được những câu hỏi như thế này:
"[Tìm tài liệu tiếng Anh về phương pháp CRG] Mình đang xây dựng hệ thống lương 3P cho công ty. Mình đang search thông tin về phương pháp đánh giá giá trị công việc P1 theo CRG để giải thích cho sếp người nước ngoài, tuy nhiên search thông tin tiếng Anh thì ko thấy thông tin về phương pháp CRG này. Mọi người có tài liệu hoặc biết nguồn tham khảo về phương pháp này bằng tiếng Anh thì chỉ giúp mình với.Cảm ơn mọi người nhiều!!!"
"Em chào anh chị nhà HR. Bên em đang xây dựng hệ thống lương 3P. Và hiện đang ở bước xây dựng P1( Position). Và theo em đã tìm hiểu thì việc xây dựng 1 bảng đánh giá vị trí công việc có 3 cách là theo phương pháp HAY, CRG và 6 tiêu chí. Tuy nhiên e tìm hiểu trên cả các tài liệu của a Cường và những web khác thì chủ yếu làm theo phương pháp CRG. Vạy anh chị cho em hỏi CRG cụ thể là gì, ưu nhược điểm ra sao mà các DN lại lựa chọn nhiều hơn 2 phương pháp còn lại. Anh chị nào có tài liệu chi tiết về 3P mà có thể share thì cho em tham khảo với ạ. Cảm ơn các anh chị rất nhiều ạ."
Thấy mọi người hỏi quá mà không thấy ai trả lời nên tôi liên viết bài này.
1. CRG là gì?
Mặc dù có nhiều phương pháp để đánh giá giá trị công việc nhưng không phải ai cũng biết hết nên anh chị em hay chọn CRG cho dễ làm. Nguyên nhân là do đa phần mọi người sử dụng file miễn phí của tôi. Quay trở lại với câu hỏi CRG là gì?
Tôi đi tìm hiểu thì thấy trên mạng rất ít thông tin. Đâu đó chỉ có 1 vài thông tin về khóa học. Tôi đoán đây là 1 tổ chức của Mỹ và có thể nó có tên là: CRG - Consulting Resource Group .
Tôi chưa tìm ra được slide hay bài viết nào hướng dẫn cách làm P1 của CRG bằng tiếng Anh hay bản gốc. Vì thế chúng ta cứ tạm tin 7 yếu tố:
- 1. Tác động lên tổ chức
- 2. Mức độ quản lý
- 3. Phạm vi trách nhiệm
- 4. Mức độ phối hợp
- 5. Trình độ học vấn và kinh nghiệm
- 6. Giải quyết vấn đề
- 7. Điều kiện môi trường làm việc
là của CRG. Vậy là tôi đã hoàn thành xong câu hỏi: CRG là gì?. Giờ sang tới các các câu hỏi tiếp:
2. Điểm của CRG theo tiêu chí nào để tính điểm? (Tại sao là 8, 32, 100 điểm...)
Trả lời: Cách để ra bảng tiêu chí của CRG và điểm tương ứng từng mức độ như sau:
Bc 1. Xác định các yếu tố đánh giá của CRG, gồm 7 yếu tố:
· Mức độ tác động lên tổ chức: Phạm vi ảnh hưởng; Mức độ tác động
· Mức độ quản lý: Số lượng nhân viên; Loại nhân viên
· Phạm vi trách nhiệm: Tính độc lập; Tính đa dạng
· Mức độ phối hợp trong công việc: Mức độ quan trọng; Tính thường xuyên
· Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm: Học vấn; Kinh nghiệm; Ngoại ngữ
· Điều kiện môi trường làm việc: Độ nguy hiểm; Môi trường
Bc 2. Xác định tỷ trọng của từng yếu tố: Các bước xác định tỷ trọng
+ So sánh yếu tố trên dòng với yếu tố trên cột
- Nếu yếu tố trên dòng quan trọng hơn yếu tố trên cột thì cho 3 điểm
- Nếu yếu tố trên dòng quan trọng bằng yếu tố trên cột thì cho 2 điểm
- Nếu yếu tố trên dòng không quan trọng bằng yếu tố trên cột thì cho 1 điểm
+ Cộng theo hàng ngang ghi vào cột TỔNG CỘNG
+ Tỷ trọng = Tổng cộng số điểm của từng dòng chia cho tổng số điểm của dòng tổng cộng nhân 100%
Bc 3. Xác định số cấp độ cho các yếu tố phụ thành phần. Số câp độ được ký hiệu là n. Và tiến hành định nghĩa cho từng cấp độ.
Ví dụ yếu tố Phạm vi ảnh hưởng có các cấp độ sau:
Cấp 1: Anh hưởng trong phạm vi công việc
Cấp 2: Anh hưởng đến bộ phận
Cấp 3: Anh hưởng đến các bộ phận khác
Cấp 4: Anh hưởng đến toàn Công ty
Bc 4. Tính điểm cho từng yếu tố. Để tính điểm cho từng yếu tố thì cần
4.1 Xác định trọng số cho từng yếu tố phụ thành phần
4.2 Sử dụng qui tắc tính điểm cho từng yếu tố để tính điểm:
- Điểm tối đa của yếu tố i: Mi = Ki x T; Điểm tối thiểu của yếu tố i: mi = Ki x t
- Khoảng cách giữa các bậc trong yếu tố i = (Mi-mi)/(n-1)
- Bậc kế tiếp: Bậc đứng trước + khoảng cách giữa các bậc
- n: Số cấp độ của 1 yếu tố; Ki: Trọng số của từng yếu tố
- T: Số điểm tối đa cho tất cả các yếu tố ( 1000 điểm); t: Số điểm tối thiểu cho tất cả các yêu tố (100 điểm)
Bc 5. Có được bảng điểm thì chúng ta tiến hành thiết lập hệ thống các yếu tố đánh giá và điểm:
Ví dụ yếu tố Phạm vi ảnh hưởng có:
Cấp 1: Anh hưởng trong phạm vi công việc - 15 điểm
Cấp 2: Anh hưởng đến bộ phận - 60 điểm
Cấp 3: Anh hưởng đến các bộ phận khác _ 105 điểm
Cấp 4: Anh hưởng đến toàn Công ty _ 150 điểm
Đấy! Đơn giản như vậy. Tôi đã trả lời xong câu hỏi ở đầu bài rồi.
3. Các điểm có thay đổi được không: Có. Chỉ cần thay đổi trọng số hoặc cấp độ của từng yếu tố là điểm sẽ thay đổi. Trong trường hợp bạn có bản quyển và được sự cho phép, bạn có thể cứ làm các bước như trên là thay đổi được điểm giá trị của các mức tiêu chí.
Kết quả, chúng ta sẽ ra bảng tiêu chí như sau (ví dụ tham khảo):
I. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG LÊN TỔ CHỨC
1. Phạm vi ảnh hưởng
- Mức 1: Anh hưởng trong phạm vi công việc - 15 điểm
- Mức 1: Anh hưởng đến bộ phận - 60 điểm
- Mức 1: Anh hưởng đến các bộ phận khác - 105 điểm
- Mức 1: Anh hưởng đến toàn Công ty - 150 điểm
2. Mức độ tác động
- Mức 1: Tác động giới hạn - 6 điểm
- Mức 1: Tác động đáng kể - 33 điểm
- Mức 1: Tác động quan trọng - 60 điểm
II. MỨC ĐỘ QUẢN LÝ
1. Số lượng nhân viên quản lý
- Mức 1: Từ 0 - 4 điểm
- Mức 1: Từ 1 – 5 - 16 điểm
- Mức 1: Từ 6 – 10 - 28 điểm
- Mức 1: Từ 11 – 30 - 40 điểm
2. Loại nhân viên quản lý
- Mức 1: Không có nhân viên - 7 điểm
- Mức 1: Hầu hết nhân viên là công nhân, lao động phổ thông - 23 điểm
- Mức 1: Hầu hết nhân viên làm nghiệp vụ không có cấp quản lý - 39 điểm
- Mức 1: Nhân viên nghiệp vụ và có cấp quản lý - 54 điểm
- Mức 1: Hầu hết là các cấp quản lý - 70 điểm
III. PHẠM VI TRÁCH NHIỆM
1. Tính độc lập
- Mức 1: Kiểm soát thường xuyên - 9 điểm
- Mức 1: Kiểm soát theo kết quả của từng công đoạn - 29 điểm
- Mức 1: Kiểm soát sau khi hoàn thành - 50 điểm
- Mức 1: Kiểm soát theo mục tiêu (cấp trưởng bộ phận) - 70 điểm
- Mức 1: Kiểm soát theo chiến lược (cấp giám đốc/tổng giám đốc) - 90 điểm
2. Tính đa dạng
- Mức 1: Những hoạt động tương tự và lặp đi lặp lại - 9 điểm
- Mức 1: Những hoạt động khác nhau trong một phạm vi chức năng - 29 điểm
- Mức 1: Lãnh đạo một bộ phận - 50 điểm
- Mức 1: Lãnh đạo từ 2 bộ phận trở lên - 70 điểm
- Mức 1: Lãnh đạo toàn công ty - 90 điểm
IV. MỨC ĐỘ PHỐI HỢP TRONG CÔNG VIỆC
1. Mức độ quan trọng
- Mức 1: Bình thường (mang tính trao đổi thông tin) - 7 điểm
- Mức 1: Quan trọng (ảnh hưởng đến nhiều người ) - 39 điểm
- Mức 1: Rất quan trọng (ảnh hưởng đến chiến lược công ty) - 70 điểm
2. Tính thường xuyên
- Mức 1: Ít khi (vài lần /tháng) - 6 điểm
- Mức 1: Thường xuyên (đều đặn nhưng không mang tính thường nhật) - 33 điểm
- Mức 1: Liên tục (gần như hàng ngày) - 60 điểm
V. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ KINH NGHIỆM
1. Học vấn
- Mức 1: Lao động phổ thông - 4 điểm
- Mức 1: Sơ cấp (Qua đào tạo từ 3-12 tháng) - 13 điểm
- Mức 1: Trung cấp (Qua đào tạo từ 18-24 tháng) - 22 điểm
- Mức 1: Cao đẳng - 31 điểm
- Mức 1: Đại học/sau đại học - 40 điểm
2. Kinh nghiệm
- Mức 1: Không cần kinh nghiệm - 4 điểm
- Mức 1: Kinh nghiệm với các công việc được tiêu chuẩn hoá trên 1 năm - 13 điểm
- Mức 1: Kinh nghiệm về lĩnh vực phụ trách để đảm nhiệm vị trí từ 2 -3 năm - 22 điểm
- Mức 1: Kinh nghiệm bao quát về bộ phận từ 3-5 năm - 31 điểm
- Mức 1:Kinh nghiệm bao quát toàn công ty từ 5 năm trở lên - 40 điểm
3. Ngoại ngữ
- Mức 1: Sơ cấp tiếng Anh - 5 điểm
- Mức 1: Trung cấp tiếng Anh - 20 điểm
- Mức 1: Cao cấp tiếng Anh - 35 điểm
- Mức 1: Thông thạo 2 ngoại ngữ trở lên - 50 điểm
VI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tính chất vấn đề
- Mức 1: Vấn đề được hướng dẫn rõ ràng, không cần phân tích - 7 điểm
- Mức 1: Vấn đề có độ khó khăn thấp cần chút ít phân tích - 23 điểm
- Mức 1: Vấn đề bản chất là khó đòi hỏi phải phân tích và điều tra - 39 điểm
- Mức 1: Vấn đề bản chất là phức tạp đòi hỏi phân tích rộng, tỉ mỉ và điều tra chi tiết - 54 điểm
- Mức 1: Vấn đề bản chất là phức tạp đòi hỏi phân tích liên quan đến nhiều bộ phận - 70 điểm
2. Mức độ sáng tạo
- Mức 1: Không đòi hỏi sáng tạo hoặc cải tiến - 10 điểm
- Mức 1: Cần có cải tiến bình thường - 33 điểm
- Mức 1: Cải tiến và phát triển dựa trên những phương pháp và kỹ thuật sẵn có - 55 điểm
- Mức 1: Sáng tạo nên những phương pháp và kỹ thuật mới - 78 điểm
- Mức 1: Có tầm bao quát - 100 điểm
VII. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
1. Độ nguy hiểm
- Mức 1: Mức độ nguy hiểm thấp hay ít xảy ra - 3 điểm
- Mức 1: Mức độ nguy hiểm trung bình hay thông thường - 17 điểm
- Mức 1: Mức độ nguy hiểm cao - 30 điểm
2. Môi trường
- Mức 1: Bình thường - 3 điểm
- Mức 1: Môi trường làm việc ó nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi và có mùi - 17 điểm
- Mức 1: Môi trường làm việc ó nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi và có mùi ở mức độ cao - 30 điểm
Cuối cùng cũng đến trưa. May là tôi hoàn thành xong bài. Không lại phải hẹn cả nhà đến chiều như các bài khác. Hi vọng anh chị em không còn thắc mắc về CRG nữa.
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS
Khi tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc, bạn có thể gặp được… Read More
74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhân viên xin nghỉ việc ngày càng trở nên… Read More
Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More