Phương pháp OLE: không dùng kpi nhưng vẫn đánh giá được hiệu quả công việc

Tôi vừa nhận được một đầu bài cần tư vấn khá lạ: "Hiện trạng, lãnh đạo Tập đoàn không đồng ý cho việc triển khai thực hiện chi trả lương theo KPI vì đánh giá KPI bó hẹp sự sáng tạo. Nhưng mong muốn có hệ thống đánh giá định kỳ: Đánh giá được hiệu quả/hiệu suất làm việc và sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân qua từng thời kỳ". Vậy có cách nào không?

Tôi hơi băn khoăn không hiểu lãnh đạo học ở đâu ra được rằng: "đánh giá KPI bó hẹp sự sáng tạo". Hơn nữa lãnh đạo còn tiêu cực đến độ thay vì nghĩ giải pháp giải quyết điều này thì chơi luôn "không đồng ý cho việc triển khai thực hiện chi trả lương theo KPI". Nếu thế này thì tôi hết việc rồi vì bản thân chuyên tư vấn xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSCvsKPI. Thực ra trả lời được băn khoăn của tôi là sẽ biết được công cụ đánh giá hiệu quả/ hiệu suất làm việc thôi. Vì ở Việt Nam, như tôi được biết có mấy chuyên gia muốn đưa công cụ quản trị hiệu suất mới là OKR vào nên thường xuyên truyền thông nâng bi (OKR tốt) và dìm hàng KPI xuống (bằng việc nói KPI kìm hãm sự sáng tạo và không nên dùng KPI).

Nếu tìm hiểu kĩ, tôi nghĩ bản chất của OKR cũng chỉ là một loại KPI (chỉ số đánh giá hiệu suất/ hiệu quả công việc) thôi. Để thấy rõ sự giống nhau giữa OKR và KPI, thân mời bạn đọc bài: OKR vs KPI – Cách chuyển đổi từ OKR sang KPI. Cái khác nhau ở quan điểm sử dụng: OKR không gắng với lương thưởng và sử dụng động lực bậc 4,5 trong tháp nhu cầu Maslow. Còn KPI có gắng với thưởng và sử dụng cả 5 bậc nhu cầu để tạo động lực thúc đẩy hoàn thành.

Vậy là tôi đã trả lời xong!

Tuy nhiên, bài này tôi lại không muốn chia sẻ về OKR mà là về phương pháp OLE (Overall Labor Effectiveness - đánh giá hiệu quả lao động toàn diện). Phương pháp này sẽ cảm tính hơn 1 chút so với KPI. Và thường dùng trong bối cảnh: "Nếu không có số liệu thì dựa trên điều gì để có thể đo lường hiệu quả công việc của nhân viên để xét thưởng".

Công thức tính: OLE = A x P x Q
Trong đó:
- A (Available): gọi là chỉ số sẵn sàng làm việc. A = Lượng thời gian thực tế làm việc/ lượng thời gian kế hoạch phải làm việc
- P (Performance): gọi là chỉ số năng suất. P = Số lượng công việc thực tế hoàn thành / Số lượng công việc yêu cầu phải hoàn thành
- Q (Quality): gọi là chỉ số chất lượng công việc. Q = Số lượng công việc hoàn thành đạt yêu cầu chất lượng đã quy định / Tổng số công việc hoàn thành của nhân viên.

Minh họa: Đặt giả thiết lượng thời gian kế hoạch phải làm việc trong tuần là 5 ngày

Ví dụ 1: Tính OLE theo tuần của một chức danh Trưởng phòng Kinh doanh?
- Lượng thời gian thực tế làm việc trong tuần: 4 ngày.
- Số lượng công việc Ban Giám Đốc yêu cầu phải hoàn thành trong tuần: 10 việc
- Số lượng công việc thực tế hoàn thành trong tuần: 9 việc
- Số lượng công việc hòan thành đạt yêu cầu của Ban Giám Đốc: 8 việc
=> OLE theo tuần của một chức danh Trưởng phòng Kinh doanh được tính như sau:
A = 4/5 → A = 0,8
P = 9/10 → P =0,9
Q = 8/9 → Q = 0,89
=> Kết quả OLE = 64,08%
=> Kết luận: Trong tuần vừa qua, Trưởng phòng Kinh doanh về chỉ số hiệu quả lao động toàn diện chỉ đạt được 64,08% (điều đó có nghĩa là 35,92% là lãng phí cần phải cải tiến).

Ví dụ 2: Tính OLE theo ngày của một Công nhân bảo trì máy móc?
- Lượng thời gian kế hoạch phải làm việc trong ngày: 8 giờ
- Lượng thời gian thực tế làm việc trong ngày: 8 giờ.
- Số lượng công việc phải sửa chữa hoàn thành trong ngày: 10 việc
- Số lượng công việc phải sửa chữa thực tế hoàn thành trong ngày: 8 việc
- Số lượng công việc sửa chữa hoàn thành đạt yêu cầu của Trưởng bộ phận: 7 việc
=> OLE theo ngày của một Công nhân bảo trì máy móc được tính như sau:
A = 8/8 → A = 1
P = 8/10 → P = 0,8
Q = 7/8 → Q = 8,75
=> Kết quả OLE = 70%
=> Kết luận: Trong tuần vừa qua, Công nhân bảo trì máy móc về chỉ số hiệu quả lao động toàn diện chỉ đạt được 70% (điều đó có nghĩa là 30% là lãng phí cần phải cải tiến)

Lưu ý: các mức độ của OLE theo chuẩn quốc tế
OLE lớn hơn hoặc bằng 85%: Chuẩn mực quốc tế (World Class)
60% lớn hơn hoặc bằng OLE nhỏ hơn 85%: Khá
40% lớn hơn hoặc bằng OLE nhỏ hơn 60%: Trung Bình
OLE nhỏ hơn 40%: Kém

Nguồn tham khảo: Springgo

Tái bút: Bạn có thấy cái ảnh so sánh giữa OLE và OEE kia không? Nếu bạn muốn tìm hiểu về OEE, vui lòng đọc bài này: KPI đo lường hiệu suất sản xuất OEE (Overall Equipment Effectiveness)

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

2 giờ ago

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

18 giờ ago

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

2 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

2 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

4 ngày ago