Biểu đồ xương cá là gì? 6 thành phần không thể thiếu trong biểu đồ xương cá

Trong doanh nghiệp, các vấn đề đã, đang và sẽ luôn xảy ra với nhiều dạng khác nhau. Điều cần thiết là xác định nguyên nhân của những vấn đề đó một cách nhanh nhất. Một phương pháp được sử dụng để đảm bảo điều này là biểu đồ xương cá. Vậy biểu đồ xương cá là gì? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Biểu đồ xương cá là gì?

Biểu đồ xương cá hay Fishbone diagram được cho là xuất hiện lần đầu vào những năm 1920. Nhưng khái niệm này phổ biến rộng rãi hơn bởi giáo sư kỹ thuật người Nhật Bản, Kaoru Ishikawa, người đã đưa các quy trình quản lý chất lượng cho các nhà máy đóng tàu Kawasaki.

Hiểu đơn giản, biểu đồ xương cá là một công cụ khám phá nguyên nhân và kết quả giúp tìm ra ly do cho các khiếm khuyết, biến thể hoặc lỗi của một quy trình. Biểu đồ xương cá giúp phá vỡ các nguyên nhân gốc rễ có khả năng góp phần tạo ra hiệu ứng của vấn đề. Đôi khi, nó còn được gọi là sơ đồ Ishikawa hoặc phân tích nguyên nhân và kết quả.

“Sơ đồ xương cá là một trong những công cụ chính được sử dụng trong phân tích nguyên nhân gốc rễ”.

2. Tại sao nên sử dụng biểu đồ xương cá?

Ban đầu, biểu đồ xương cá được hình thành như một công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề. Biểu đồ xương cá còn có thể linh hoạt được nhiều hơn thế. Với bất kỳ quy trình hay hệ thống nào, sơ đồ xương cá sẽ giúp bạn chia nhỏ tất cả các yếu tố góp phần của nó theo cách phân cấp.

Các vấn đề đã, đang và sẽ luôn xảy ra trong bất kỳ doanh nghiệp nào với nhiều dạng (biến thể) khác nhau. Điều quan trọng nhất là có thể xác định nguyên nhân của những vấn đề đó một cách nhanh chóng và kịp thời. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là sử dụng phương pháp tiếp cận có cấu trúc. Đó là lý do tại sao chúng ta nên sử dụng biểu đồ xương cá.

Một số trường hợp cần áp dụng biểu đồ xương cá như:

  • Phân tích tuyên bố về một vấn đề cụ thể nào đó.
  • Tìm ra nguyên nhân của vấn đề (phân tích nguyên nhân gốc rễ của vấn đề).
  • Phân tích một thiết kế mới.
  • Cải tiến quy trình và chất lượng.

3. 6 thành phần cơ bản trong bản đồ xương cá bạn nên biết

Trong biểu đồ xương cá, 6 thành phần cơ bản đó là 6M trong thế giới sản xuất bao gồm: nhân lực (manpower), máy móc (machine), phương pháp (method), nguyên vật liệu (material), đo lường (measurement) và môi trường (mother nature).

6 nhân tố M này tác động đến sự thay đổi trong tất cả các quy trình và đóng vai trò là sáu “xương” chính đầu tiên trong xương cá của bạn.

3.1 Nhân lực (Manpower)

Nhân lực là lao động vận hành và/hoặc chức năng của những người tham gia thiết kế và phân phối sản phẩm. Đây được xem là một “nguyên nhân” khá hiếm xảy ra của một vấn đề nhất định. Thông thường, nếu nhân lực được xác định là nguyên nhân của tác động không mong muốn thì đó sẽ là một yếu tố của 6M.

3.2 Phương pháp (Method)

Phương pháp trong 6M là một quy trình sản xuất và các quy trình cung cấp dịch vụ đóng góp của nó. Thông thường, các quy trình được phát hiện có quá nhiều bước. Hoặc các hoạt động không đóng góp, tạo ra giá trị nhiều cho quy trình. Trong trường hợp không được sắp xếp hợp lý, đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa, các quy trình có thể gây nhầm lẫn và khó theo dõi.

3.3 Máy móc (Machine)

Máy móc bao gồm hệ thống, công cụ, phương tiện và thiết bị được sử dụng cho sản xuất. Thông thường, công cụ, máy móc và cơ sở vật chất với các hệ thống hỗ trợ cơ bản được quản lý kém hoặc không có khả năng mang lại kết quả mong muốn do một số vấn đề kỹ thuật hay bảo trì.

3.4 Nguyên vật liệu (Material)

Nguyên liệu thô, linh kiện và vật tư tiêu hao cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng mong muốn. Trong một số trường hợp, vật liệu được quản lý kém do chỉ định sai, dán nhãn sai, bảo quản không đúng cách, quá hạn sử dụng, …

3.5 Đo lường (Measurement)

Đo lường là kiểm tra theo cách thủ động hoặc tự động và các phép đi vật lý (khoảng cách, thể tích, áp suất, nhiệt độ, …). Đôi khi, các phép đo có thể không nhất quán, khiến việc sử dụng dữ liệu trở nên khó khăn để đưa ra các kết luận có thể lặp lại giúp tìm ra nguyên nhân nhất quán của vấn đề.

3.6 Môi trường (Mother Nature)

Các yếu tố môi trường không thể lường trước và khó kiểm soát. Cho dù nhiều yếu tố môi trường có thể dự đoán và kiểm soát nhưng một số yếu tố môi trường không thể tránh khỏi. Do đó, đây là một yếu tố quan trọng trong 6M

6Ms thường được sử dụng làm điểm bắt đầu cho phần xương sống của sơ đồ xương cá. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng có sáu nguyên nhân, bạn có thể bổ sung hoặc bớt đi. Khi có cấu trúc cơ bản của biểu đồ xương cá, bạn và đội nhóm của mình có thể hợp tác và xác định các nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng như thế nào.

Lời kết,

Vậy là Blognhansu đã cùng bạn tìm hiểu về biểu đồ xương cá là gì và những yếu tố cơ bản trong sơ đồ. Hãy nghiên cứu những yếu tố thuộc 6Ms bởi vì nguyên nhân gốc rễ thường bắt nguồn từ một trong 6 chữ M này. Nếu bạn thấy hứng thú với chủ đề về nhân sự, hãy ghé qua blog của chúng tôi để khám phá những nội dung chất lượng nhé!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

65% nhân viên tin rằng “lương được trả không công bằng”

74% nhân viên luôn cảm thấy thu nhập không đủ sống và có 65% người… Read More

5 giờ ago

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

16 giờ ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

17 giờ ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

1 ngày ago

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

1 ngày ago