CRM có thể là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty. Tuy nhiên, đối với nhân viên hay các bạn ngoài ngành, hệ thống CRM còn khá mới mẻ. Vậy CRM là gì và vai trò của hệ thống này với doanh nghiệp như thế nào? Cùng Blognhansu tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu CRM là gì?

CRM là viết tắt của “Customer Relationship Management” - quản lý quan hệ khách hàng. Có thể nói đây là một hệ thống hoặc phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý thông tin, tương tác với khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng hiện tại. CRM cho phép các doanh nghiệp thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu khách hàng. Từ đó, cải thiện tương tác với khách hàng và tăng cường khả năng bán hàng.

Thông thường, một hệ thống CRM bao gồm các tính năng quản lý khách hàng như quản lý liên lạc khách hàng, quản lý dịch vụ khách hành, quản lý bán hàng hay phân tích dữ liệu khách hàng, … CRM giúp các doanh nghiệp nắm bắt thông tin khách hàng, tối ưu hóa tương tác và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2. Tại sao các doanh nghiệp lựa chọn hệ thống CRM?

CRM đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp như tập trung vào khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

2.1 Gia tăng doanh số

Một trong những lợi ích của CRM phải nói tới gia tăng doanh số cho doanh nghiệp. CRM giúp tổ chức nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đáp ứng sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất cho họ. Điều này sẽ giúp gia tăng doanh số bằng cách tạo nên mối quan hệ khách hàng thân thiết và thu hút lượng khách hàng mới.

2.2 Giữ chân khách hàng

Nhờ hệ thống CRM, doanh nghiệp có thể hiểu rõ mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Và doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ và sản phẩm tốt nhất để giữ chân khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài.

2.3 Tăng hiệu quả của marketing

CRM giúp đo lường và tối ưu hóa chiến lược marketing một cách chủ động. Đồng thời, tập trung vào khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới thông qua việc tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả.

2.4 Tăng tính cạnh tranh

Thông qua CRM, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường và khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

2.5 Cải thiện dữ liệu phân tích và hỗ trợ báo cáo

Lý do mà CRM được doanh nghiệp lựa chọn là giải quyết được thời gian làm báo cáo nhanh chóng. Nhờ khả năng phân tích dữ liệu thông qua CRM trở nên dễ dàng hơn mà doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác nhất.

2.6 Tối ưu hóa quy trình kinh doanh

CRM cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Điều này sẽ giúp giảm thời gian và chi phí cho các hoạt động kinh doanh.

3. Đối tượng nào sử dụng hệ thống CRM?

Vậy đối tượng của CRM là gì? CRM là một hệ thống tuyệt vời để hỗ trợ các nhóm bán hàng của doanh nghiệp.

3.1 Tiểu thương

CRM có tính năng lưu trữ dữ liệu trong kho một cách trật tự và thống nhất. Doanh nghiệp nhỏ thường phân tán các thông tin khách hàng qua excel, email và notepad. Vậy nên, sử dụng CRM giúp các nhóm nhỏ hơn thu hút và có được sự chú ý của khách hàng.

3.2 Doanh nghiệp tầm trung

Các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh tầm trung thường có hoạt động tiếp thị và bán hàng qua hệ thống CRM. Hệ thống CRM sẽ hỗ trợ những tổ chức này mở rộng quy mô hoạt động, thúc đẩy mục tiêu chiến lược và tự động hóa các nhiệm vụ.

3.3 Tổ chức đa quốc gia

Với các tổ chức đa quốc gia, CRM càng cần thiết hơn. Hệ thống giúp đảm bảo tiêu chuẩn hóa các quy trình và tăng cường luồng thông tin của khách hàng một cách tự do giữa các văn phòng từ những vị trí khác nhau.

4. Hệ thống CRM có những loại nào?

4.1 CRM tại chỗ với CRM nền tảng đám mây

Với hệ thống CRM tại chỗ, doanh nghiệp sẽ phải thiết lập cơ sở hạ tầng phụ trợ hoàn chỉnh và chịu chi phí bảo trì và nâng cấp bên cạnh phí giấy phép của phần mềm thực tế.

CRM nền tảng đám mây là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hơn. Bởi vì hệ thống này có thể dễ dàng truy cập qua bất kỳ trình duyệt nào nên quá trình triển khai và sử dụng nhanh hơn. Một số lợi ích khác như không tốn chi phí bảo trì hay bảo dưỡng, khả năng truy cập dữ liệu tốt, …

4.2 CRM theo đặc trưng ngành

Hiện nay, thị trường có nhiều nhà cung cấp phần mềm CRM để phục vụ các yêu cầu riêng của những ngành khác nhau. Phần mềm CRM chuyên biệt hiện có sẵn đối với các ngành như dịch vụ tài chính, bất động sản, chăm sóc sức khỏe, …

4.3 Giải pháp CRM toàn diện (bao quát)

Các dịch vụ CRM nền tảng đám mây được sử dụng nhiều hiện nay thường là các giải pháp CRM toàn diện, có khả năng tùy chỉnh cao và tích hợp với nhiều phần mềm kinh doanh phổ biến.

Các phần mềm này đa dạng về tính năng, dễ sử dụng và an toàn. Vì vậy, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và nhiều ngành khác nhau dùng hiệu quả và thấy được tác động tích cực đến hoạt động bán hàng của họ.

Lời kết,

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu khái niệm CRM là gì cũng như lợi ích của hệ thống/phần mềm này. Theo dõi Blognhansu để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

1 giờ ago

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

18 giờ ago

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

2 ngày ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

2 ngày ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

4 ngày ago