OGSM được xem là một công cụ truyền thông và công thức hoạch định chiến lược hiện đại giúp các doanh nghiệp quản trị mục tiêu. Mặc dù là một công cụ hiệu quả nhưng không ít người chưa thực sự hiểu rõ OGSM là gì. Trong bài viết này, cùng Blognhansu giải đáp những thông tin cơ bản về OGSM nhé!

1. Tìm hiểu OGSM là gì?

OGSM là một công cụ hay phương pháp được sử dụng để hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược cũng như các hành động cho một công ty, một tổ chức xác định.

Cụm từ OGSM là gì được giải nghĩa cụ thể như sau:

  • O (Objective - Mục tiêu): Mục tiêu chính đưa ra câu hỏi tổ chức muốn đạt được điều gì? Đó là các mục tiêu dài hạn hoặc mục tiêu mang tính định hình. Những mục tiêu này thường xuất phát từ tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • G (Goals - Đích ngắm): Các đích ngắm này thường cụ thể, rõ ràng, mang tính định lượng và yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn thành trong một thời gian nhất định.
  • S (Strategies - Chiến lược): Cần phải xác định chiến lược nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Số lượng chiến lược cần thực hiện để đạt được đích ngắm sẽ không quá 5 chiến lược.
  • M (Measurements - Thước đo): Để có thể xác định được mức độ hoàn thành mục tiêu, doanh nghiệp cần có những tiêu chí đo lường cơ bản như số lượng, doanh thu, thời gian, …

Mô hình OGSM giúp các doanh nghiệp xây dựng một bản mô tả chiến lược hoặc hành động một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Qua đó, việc triển khai, đánh giá và điều chỉnh mục tiêu cũng trở nên dễ dàng hơn.

2. Ưu và nhược điểm của mô hình OGSM là gì?

Đối với các doanh nghiệp, OGSM được coi là phương pháp quản trị phổ biến.

OGSM là gì sở hữu những lợi thế như:

- OGSM là một mô hình dễ làm theo, dễ thực hiện và có một cấu trúc rõ ràng.

- OGSM cho phép người dùng có thể hiển thị và báo cáo tiến độ một cách dễ dàng.

- Mô hình OGSM có khả năng cô đọng một kế hoạch chiến lược chỉ trong một trang duy nhất.

- Với khả năng liên kết mọi thứ từ tầm nhìn đến thực thi, OGSM giúp doanh nghiệp có thể nhìn rõ bức tranh tổng thể và kế hoạch dài hạn.

- OGSM giúp thông tin cho nội bộ của doanh nghiệp về kế hoạch chiến lược.

- Doanh nghiệp có thể đưa ra những hoạt động cần thiết trong một danh sách cụ thể để doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, OGSM cũng tồn tại những nhược điểm như:

- Mô hình OGSM có thể khiến các doanh nghiệp áp dụng bị nhầm lẫn giữa mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược và dự án.

- Việc dàn trải sự sự tập trung quá nhiều của OGSM dễ khiến chiến lược không thực sự đo lường được các vấn đề quan trọng.

- Cần thiết lập thêm một số phần mềm hỗ trợ để tận dụng OGSM một cách tối đa bởi OGSM được thiết kế với mục đích theo dõi tiến trình hướng đến các mục tiêu cụ thể.

- OGSM không khuyến khích sự tham gia vào việc thiết lập của nhân viên nên khả năng những ý tưởng hay bị lãng phí hoặc bỏ qua sẽ xảy ra.

3. Phân biệt OGSM và OKR - Tìm điểm khác biệt của hai công cụ phổ biến

Sự khác biệt giữa OKR và OGSM là gì? Thực tế, cả OGSM và OKR đều là công cụ thiết lập kế hoạch chiến lược và quản trị mục tiêu được đón nhận và sử dụng bởi các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Vậy nên, việc tìm ra những điểm khác nhau giữa hai công cụ này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn hợp lý.

3.1 Khác biệt về định nghĩa “mục tiêu”

Trong OGMS, mục tiêu là những điều cần hoàn thành trong dài hạn, có thể là 3-5 năm và phải nhất quán với tuyên bố sứ mệnh của tổ chức. Mặt khác, đích ngắm là các tiêu chuẩn để hoàn thành mục tiêu và thường gắn với thành tích tài chính.

Trong OKR, mục tiêu là một tuyên bố về những gì nhà quản trị muốn đội ngũ hoàn thành trong thời gian ngắn. Chúng được gắn với các kết quả then chốt, bao gồm cả các chỉ số đo lường để đạt được mục tiêu. Các mục tiêu trong OKR có thể nhưng không nhất định phải gắn với thành tích tài chính. Đó có thể bao gồm những thay đổi nhỏ trước mắt và tổ chức mong muốn đạt được.

3.2 Khác biệt về tư duy quản trị

Trong OGSM là gì, tư duy quản trị top - down được áp dụng bởi được phát triển từ những năm 1950 (thời kỳ hậu thế chiến thứ hai). Vậy nên, OGSM sẽ khó điều chỉnh và có tính ổn định cao hơn.

Trong OKR, chúng ta thường nhắc tới tư duy quản trị bottom-up (quản trị từ dưới lên) do phát triển dựa trên lý thuyết MBO. Khi một người quyết định hướng hành động thì họ sẽ có xu hướng gắn kết và nỗ lực để hoàn thành chiến lược đã đề ra. OKR với sự tham gia của nhiều cá nhân sẽ dễ điều chỉnh hơn.

3.3 Khác biệt về chu kỳ thiết lập

Điểm khác biệt thứ ba giữa OKR và OGSM là gì? Đó chính là hệ quả của điểm khác nhau vừa nêu trên. Xuất phát từ 2 cách nhìn nhận khái niệm mục tiêu, chu kỳ thiết lập của hai phương pháp này cũng khác nhau.

Khi thiết lập kế hoạch OGSM cho doanh nghiệp thì kế hoạch cần được áp dụng dài hạn từ 3 đến 5 năm để hoàn thành các mục tiêu.

Trong khi đó, các mục tiêu và kết quả then chốt của kế hoạch OKR cần được thiết lập theo quý. Các kết quả then chốt có thể được xếp loại là hoàn thành hay không hoàn thành sau mỗi chu kỳ thiết lập.

=> Nhìn chung, OGSM và OKR đều tập trung vào việc xác định mục tiêu và cách đo lường mục tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, khi OGSM giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược bao quát để sắp xếp thứ tự ưu tiên thì OKR giúp đồng bộ hóa các mục tiêu riêng lẻ để kiểm soát hiệu quả của những mục tiêu.

4. Doanh nghiệp có nên sử dụng OGSM?

OGSM là gì cần được sử dụng một cách hợp lý thì mới có khả năng mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng OGSM khi:

+ Có mục tiêu tăng trưởng tài chính: Khi doanh nghiệp đảm bảo có khung nhân lực và vận hành ổn định đạt tới mức tập trung vào việc chiếm thị phần và tăng trưởng doanh số thì nên áp dụng OGSM.

+ Có cái nhìn tổng quan về bức tranh lớn: Nếu doanh nghiệp đang thiếu một kế hoạch chiến lược có tính bền vững hoặc các đích ngắm và mục tiêu hiện tại không phù hợp với chiến lược đang áp dụng thì OGSM là công cụ nên lựa chọn.

Lời kết,

OGSM là một công cụ quản trị hữu ích với khả năng đơn giản hóa công việc theo dõi mục tiêu doanh nghiệp. Khi hiểu rõ OGSM là gì, bạn sẽ nhìn nhận yếu tố quan trọng để có được chiến lược thành công.

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Kế toán nguồn nhân lực là gì?

Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More

13 giờ ago

Hướng dẫn cách tính lương theo sản phẩm chi tiết

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More

15 giờ ago

Nội quy cửa hàng (quán) ăn

NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More

16 giờ ago