Peter Drucker, cha đẻ của Quản trị học hiện đại từng nói: “Bạn không thể quản lý những thứ bạn không thể đo lường”. Và KPI chính là công cụ đo lường, điều chỉnh giúp cho quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Dưới đây là những cuốn sách về KPI hay mà Blognhansu muốn giới thiệu với bạn trong quá trình xây dựng KPI cho tổ chức, doanh nghiệp mình.
Bằng việc khám phá các chỉ số đo lường, tác giả David Parmenter đã tạo một công cụ xuất sắc, kết nối công trình Thẻ điểm cân bằng (BSC) của Robert Kaplan và David Norton với thực tế ứng dụng các chỉ số đo lường hiệu suất trong tổ chức.
Mục đích của sách về KPI này là giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án chỉ số hiệu suất cốt yếu/ BSC với đối tượng chính là nhóm dự án, ban quản trị cấp cao, các chuyên gia tư vấn ngoài tổ chức và các điều phối viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công cho dự án.
Vai trò của họ có thể là tài sản đáng giá cho tổ chức hoặc doanh nghiệp trong nhiều năm tới. Hoặc cũng có thể chẳng là gì cả nếu như các ý tưởng đo lường hiệu suất được thực hiện không đem lại kết quả gì.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới, trong đó có nghiên cứu của Robert Kaplan, Ram Charan, The Balanced Scorecard Institute và Tổ chức FranklinCovey, đã chỉ ra rằng:“70% thất bại của các doanh nghiệp ngày nay không phải là do chiến lược kém hay tầm nhìn sai, mà là do năng lực thực thi và hệ thống triển khai kém hiệu quả.”
Con số trên cho thấy công tác đo lường hiệu suất công việc đang được thực hiện thiếu hiệu quả trong nhiều tổ chức trên toàn thế giới, từ các tập đoàn đa quốc gia, cơ quan chính phủ cho đến các tổ chức phi lợi nhuận. Họ đã và đang áp dụng các thước đo mục tiêu được đặt ra mà không liên quan đến các nhân tố thành công quan trọng của tổ chức.
Vậy làm thế nào để sử dụng các thước đo mục tiêu một cách hiệu quả? “KPI – Thước đo mục tiêu trọng yếu” chính là cuốn sách về KPI sẽ cung cấp công cụ và phương pháp để xây dựng hệ thống KPI hiệu quả dành cho mọi cá nhân, bộ phận và tổ chức.
Tác giả cuốn sách, David Partmenter, là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực KPI. Ông đã phát triển các bước triển khai rõ ràng, giúp các nhà lãnh đạo tránh được những hạn chế trong quá trình sử dụng các KPI và tạo ra các KPI phản ánh một cách có ý nghĩa hiệu suất ngắn hạn và dài hạn trong tổ chức, doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, nếu nhân viên có hứng thú với KPI thì sẽ giúp gia tăng nội dung có thể quyết định được ở thực địa. Hiểu đơn giản, tổ chức sẽ linh hoạt và chủ động hơn. Nhờ đó, có thể đẩy nhanh tốc độ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Vậy nên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên triển khai quản trị KPI tới toàn thể cán bộ, nhân viên. Trong cuốn sách về KPI này, tác giả chia sẻ cùng bạn đọc phương pháp quản trị KPI có thể áp dụng chủ nghĩa thực tế triệt để, khác hẳn với KPI vốn chỉ đơn giản và vừa theo dõi các con số, vừa vận hành kinh doanh.
“100+ Chỉ số xây dựng KPI cho doanh nghiệp” là phiên bản đầy đủ, chi tiết và thực tế nhất về tất cả mọi chỉ số cần có để xây dựng KPI cho doanh nghiệp.
Cuốn sách về KPI sẽ gồm 2 phần chính. Phần 1 đưa ra khái quát về KPI và những câu chuyện thực tế về KPI mà bất kỳ doanh nghiệp Châu Á nào cũng từng gặp phải. Và phần 2 sẽ đưa ra chi tiết cách xây dựng, triển khai, đo lường và điều chỉnh KPI cho từng phòng ban của công ty.
Như trong phần chỉ số của Sales và Marketing, tác giả đi sâu phân tích chi tiết như doanh thu, thị phần, tỷ lệ trải nghiệm sử dụng, độ phủ thị trường, … Những bộ phận khác cũng được tác giả phân tích, dẫn chứng tương tự.
Xây dựng và ứng dụng KPI là một quá trình rất dài và đòi hỏi sự cải tiến, sự linh hoạt. Vì thế, ứng dụng các công cụ quản trị nói chung và BSC hay KPI nói riêng cần có sự đầu tư chỉn chu và nghiêm túc.
Sách về KPI này được biên soạn dưới hình thức Hỏi – Đáp, là cách thức nhanh và ngắn nhất để truyền tải kiến thức và kinh nghiệm tới độc giả. “100 + 25 Câu Hỏi BSC & KPI” đề cập trực tiếp tới những câu hỏi mà đại đa số giới quản lý đều mong muốn có câu trả lời khi tiếp cận với hệ thống BSC và KPI.
Câu hỏi đặt ra: BSC và KPI phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?; Để triển khai thành công BSC KPI thì doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?; Có mấy cách để triển khai hệ thống BSC và KPI và làm thế nào để lựa chọn phương án phù hợp?; … và rất nhiều các câu hỏi thường gặp khác.
“Blog Nhân sự” quyển 5 sẽ được xuất bản với tên “Tái tạo Nhân sự - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSC và KPI”. Đây là quyển sách được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó.
Làm sao để “tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD - KPI”? Sách về KPI này sẽ trả lời câu hỏi này. Theo đó để thực hiện, chúng ta cần làm như sau:
Tìm ra bản đồ chiến lược cho công ty. Sau đó từ bản đồ tìm ra BSC và có BSC sẽ đến phân bổ các thước đo chiến lược (KGI) cho bộ phận rồi tìm ra các KPI nhỏ hơn của bộ phận phục vụ cho chiến lược, giúp KGI hoàn thành. Khi có KPI của bộ phận từ chiến lược, tìm thêm các KPI chức năng để tạo thư viện KPI cho bộ phận. Từ thư viện KPI của bộ phận phân bổ KPI cho các vị trí. Cuối cùng, rút gọn các KPI để làm thành thẻ KPI cho từng vị trí.
Quản trị KPI là không chỉ phương pháp giúp nhà lãnh đạo nắm bắt biến động trong thành tích kinh doanh mà còn là “động lực học thúc đẩy tổ chức”. Cuốn sách về KPI này sẽ là chìa khóa vạn năng giải mã những nút thắt còn tồn đọng trong việc triển khai KPI trong doanh nghiệp.
Theo cuốn sách, bạn sẽ hiểu KPI được chia thành 3 cấp độ: KFI, KRI Và KAI. Bên cạnh đó, “Quản trị KPI” cũng phân tích những điểm lưu ý khi xây dựng các chỉ số này. Thông qua đó, bạn cũng sẽ nắm được: cách tư duy cơ bản trong xây dựng KPI, 6 bước xây dựng KPI cho doanh nghiệp, …
Trên đây là những quyển sách về KPI đáng đọc mà bạn không thể bỏ qua. Trong quá trình xây dựng KPI sẽ không tránh khỏi những khó khăn và lỗi sai khi bắt đầu. Nhưng chắc chắn với những tựa sách này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách làm KPI nhé!
Quản lý nhân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất để bảo… Read More
Sáng nay, chuẩn bị đi tư vấn thì tôi đọc được một đoạn hỏi trong… Read More
Từ lâu, nhân sự đã được đánh giá là một trong những bộ phận quan… Read More
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, các… Read More
Trong môi trường làm việc hiện đại, việc đánh giá nhân viên không chỉ là… Read More
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh và phức tạp, việc… Read More