Những điều cần biết về bản đồ chiến lược trong BSC (Thẻ điểm cân bằng)

Nếu bạn đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chắc hẳn cũng biết đến bản đồ chiến lược. Đây là một công cụ tuyệt vời giúp nâng cao tư duy, truyền đạt các chiến lược, phương hướng và ưu tiên ở tổ chức. Vậy bản đồ chiến lược là gì mà quan trọng như vậy? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Bản đồ chiến lược là gì?

"Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là một phương pháp lập kế hoạch giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược của họ". Hiểu đơn giản, đây là một sơ đồ thể hiện bức tranh tổng thể về các chiến lược, mục tiêu.

Bản đồ xây dựng chiến lược thể hiện một cách trực quan, rõ ràng để trình bày chiến lược và mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp hay công ty. Nó được thiết kế để đưa ra toàn bộ chiến lược lên một trang duy nhất, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Nhờ bản đồ chiến lược, lãnh đạo và nhân viên biết một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào để đạt được các mục tiêu trong thời gian sớm nhất. Một bản đồ chiến lược cần đơn giản và dễ hiểu.

Có thể nói bản đồ chiến lược là một công cụ không thể thiếu dành cho tổ chức trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược doanh nghiệp. Vậy nên, nó được coi là một phần của phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC), một cách lập kế hoạch chiến lược để thiết lập các mục tiêu tổng thể của nhóm.

2. Tổng quan về vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC đối với doanh nghiệp

Việc xây dựng bản đồ chiến lược sẽ giúp lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp, … hình dung rõ hơn về các mục tiêu của họ và truyền đạt lại với cấp dưới.

Vậy lợi ích khi sử dụng bản đồ chiến lược là gì?

  • Đặt ra mục tiêu khách hàng và tài chính rõ ràng.
  • Xác định các bộ phận quan trọng của tổ chức, hỗ trợ cam kết và đổi mới, bao gồm khóa đào tạo và thay đổi quy trình kinh doanh.
  • Bao quát mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và biến những ý tưởng đó trở thành kết quả cụ thể.
  • Truyền tải các mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp và biết mục tiêu sẽ đạt được như thế nào.
  • Cung cấp điểm bắt đầu cho mỗi phòng ban, bộ phận và xem chúng phù hợp như thế nào với chiến lược tổng thể.

3. Các yếu tố chính trong bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược là một phần của phương pháp BSC. Và để xây dựng một bản đồ chiến lược hoàn chỉnh thì cần có sự cấu thành của 4 yếu tố chính là yếu tố tài chính, yếu tố khách hàng, yếu tố quy trình và yếu tố học tập - phát triển. 4 khía cạnh chính lần lượt thì trên xuống dưới, gắn kết chặt chẽ với nhau.

3.1 Yếu tố tài chính

Mục tiêu tài chính là mục tiêu quan trọng trong tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Bản đồ chiến lược giúp doanh nghiệp đo lường, kiểm tra các kết quả về mặt tài chính. Tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi nhuận thu về, …

Nói cách khác, yếu tố tài chính là cách doanh nghiệp chỉ ra mục tiêu tài chính rõ ràng và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: trong các công ty thuộc khu vực công, mục tiêu là tạo ra giá trị cho các cổ đông của tổ chức.

3.2 Yếu tố khách hàng

Bất kỳ một chiến lược nào cũng phải đảm bảo nhu cầu của khách hàng, đáp ứng mong muốn của khách hàng. Vậy nên, nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần phải làm thế nào để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Khi bạn hiểu khách hàng muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ thì có thể dễ dàng xác định các mục tiêu phù hợp nhất cho tổ chức. Các mục tiêu này liên quan như thế nào đến các phần khác của bản đồ chiến lược.

Doanh nghiệp có thể dựa vào bộ khung các câu hỏi sau đây để có được nhận định chính xác về quan điểm đánh giá của khách hàng:

  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
  • Họ có cảm thấy thích thú với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không?
  • % phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty?
  • Trong số phản hồi, có bao nhiêu % tích cực và % tiêu cựcKhách hàng có so sánh giữa doanh nghiệp bạn và đối thủ cạnh tranh? Họ so sánh như thế nào?

3.3 Yếu tố quy trình

Quy trình là một yếu tố mà bất kỳ chiến lược nào cũng cần có. Bởi nó cũng giúp đạt được mục tiêu tài chính và khách hàng. Khi xác định yếu tố quy trình trong bản đồ chiến lược cần biết được làm thế nào chúng ta có thể đạt được mục tiêu tài chính và khách hàng của mình.

Thước đo quy trình giúp đo lường các chỉ số trong quá trình trọng tâm trong doanh nghiệp. Ví dụ như tỷ lệ sai sót, hiệu suất, thời gian chu trình, … Ngoài ra, thước đo này còn bao gồm năng lực hoạt động, thời gian phản hồi đơn hàng hay thay đổi kỹ thuật.

3.4 Yếu tố học tập & phát triển

Mục tiêu của học tập và phát triển là những mục tiêu liên quan đến các nhân viên trong tổ chức để nâng cao kỹ năng và phát triển khả năng của học. Tương tự yếu tố quy trình nội bộ, những mục tiêu này thường liên quan đến các mục tiêu khác và nằm ở phần dưới của chiến lược.

Có thể thấy, mục tiêu học tập và phát triển có sự liên kết với bất kỳ loại mục tiêu nào trên bản đồ chiến lược của tổ chức. Những mục tiêu này sẽ là cơ sở để hình thành những mục tiêu khác và bất chấp vị trí của chúng trên bản đồ chiến lược đó, nắm một vai trò quan trọng không kém các yếu tố khác.

Lời kết,

Bản đồ chiến lược là một giải pháp nắm vai trò quan trọng và phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp, … hiện nay. Mong rằng với bài viết này bạn đã có những thông tin hữu ích nhất về bản đồ chiến lược nhé!

quynhnt.kc24

Share
Published by
quynhnt.kc24

Recent Posts

Thời gian báo trước dừng hợp đồng lao động tối đa nhân viên phải tuân thủ là bao nhiêu?

1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More

11 giờ ago

Lao động phổ thông ở Hà Nội mong muốn mức lương 5 – 10 triệu

Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More

12 giờ ago

Tìm hiểu các hình thức trả lương trong doanh nghiệp

Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More

2 ngày ago

Tặng thầy cô sách Blog nhân sự nhân ngày 20/11

Một trong những mong muốn của Cường trong cuộc sống là làm sao để tri… Read More

3 ngày ago