Khi xây dựng hệ thống quản trị trong tổ chức, đã bao giờ bạn nghĩ đên sự sụp đổ của hệ thống khi càng sửa càng hỏng? Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng rắn Hổ Mang.
“Hiệu ứng Rắn Hổ Mang” được nhà kinh tế học Horst Siebert đặt ra, và có tên gọi khác: định luật về hiệu ứng phụ, ám chỉ việc cố gắng giải quyết vấn đề nào đó và càng làm nó tệ hơn.
Ví dụ ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là Mexico City, tình trạng ô nhiễm không khí và tắc đường do xe cộ lưu thông quá nhiều đã gây rất nhiều phiền toái cho người dân ở nơi đây. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền ở các thành phố đã quyết định áp dụng biện pháp phân ngày chẵn lẻ cho xe, cụ thể: Tại Mexico từ năm 1989, nếu biển số một chiếc xe là số chẵn, thì xe này sẽ không được phép lưu thông vào khung giờ nóng (6:00 – 8:30 và 15:00 – 19:30) các ngày lẻ trong tuần. Đối với các xe có biển số lẻ thì cũng tương tự vào ngày chẵn. Ngày cuối tuần (chủ nhật), các xe sẽ không bị cấm lưu thông.
Với biện pháp này, các nhà hoạch định hi vọng rằng lưu lượng xe sẽ giảm, góp phần giải quyết vụ kẹt xe và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, mọi việc chẳng hề được như mong đợi…
Sau 6 năm áp dụng việc phân chia giờ lưu thông ở Mexico City, một nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã công bố một kết quả nghiên cứu khá đau thương: để đối phó với tình trạng hạn chế lưu thông, nhiều gia đình ở Mexico City đã… chi thêm tiền mua thêm một chiếc xe khác, nhằm thay phiên sử dụng, xe biển chẵn ngày chẵn và biển lẻ ngày lẻ.
Điều này khiến cho số lượng xe sở hữu bởi người dân gia tăng và lưu lượng xe hàng ngày hoàn toàn không giảm bớt vào giờ cao điểm. Đau đớn hơn, vào những giờ thấp điểm hay cuối tuần, những chiếc xe mua dư sẽ được các gia đình tận dụng, khiến cho lưu lượng xe ở các thời điểm này tăng lên so với trước.
Không chỉ dừng lại ở việc tắc đường không hề thuyên giảm, tình hình ô nhiễm môi trường cũng không được cải thiện. Do lưu lượng xe trung bình tăng lên, khí thải xe cũng không ngần ngại gì mà không tăng. Đáng buồn hơn nữa, do phải chi tiền để mua đến 2 chiếc xe, các gia đình ở Mexico City có xu hướng mua lại những chiếc xe cũ thay vì xe đời mới. Vì thường thì xe cũ hao xăng và ô nhiễm hơn xe mới, nên tình trạng ô nhiễm tại thành phố này lại càng có xu hướng xấu đi.
Thế là, thay vì giảm được mật độ xe và ô nhiễm không khí, thì chính quyền Mexico City đã vô tình khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây thêm khó chịu, ồn ã và bụi bặm…
Trong kinh doanh, hiệu ứng rắn hổ mang cũng xuất hiện. Nếu giảm lương để đối phó với dư thừa lao động thì có thể cũng gặp vấn đề nói trên. Người giỏi sẽ nghỉ, còn người dở sẽ ở lại, vô tình làm cho người thuê lao động tích lũy nhân lực tồi. Nếu cắt giảm chi phí marketing thì tương lai, doanh thu sẽ giảm do mất khách hàng.
Chính vì thế, Nhà kinh tế học Steve Levitt đã đưa ra lời khuyên về việc áp dụng những chính sách có tính chất khuyến khích: “Tôi nghĩ bạn nên bắt đầu bằng việc chấp nhận rằng không cá nhân nào hay tổ chức nào sẽ có thể thông minh hơn những người nghĩ cách lách luật của bạn. Vì vậy, khi đưa ra một chính sách khuyến khích nào, bạn sẽ phải chấp nhận là dù cho bạn có thông minh hay cẩn thận đến đâu, sẽ có ai đó nghĩ ra được cách lợi dụng chính sách đó cho lợi ích riêng của họ.”
Tuy nhiên, khi nhìn ở góc độ thế kế hệ thống Quản trị DN nói chung và Quản trị Nhân sự nói riêng, hãy đặt vai trò của mình trong vai kẻ lách luật. Khi đó, chúng ta có thể ngăn hiệu ứng rắn hổ mang xuất hiện.
Ảnh: Mexico tắc đường trầm trọng do hiệu ứng rắn hổ mang
Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
HRM consultant/ blogger at blognhansu.net.vn
Tham khảo : Tâm lý học tội phạm
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian trở thành tài sản quý giá mà ai… Read More
View Comments
Phần đầu được trích dẫn nguyên văn từ bên TLHTP ạ, còn không sửa lỗi nội dung của bên đó. Đoạn "Tại Mexico từ năm 1989, nếu biển số một chiếc xe là số chẵn, thì xe này sẽ không được phép lưu thông vào khung giờ nóng (6:00 – 8:30 và 15:00 – 19:30) các ngày lẻ trong tuần. Đối với các xe có biển số chẵn thì cũng tương tự vào ngày chẵn" sai rồi ạ. "Cũng tương tự" ở đây là "sẽ không được phép lưu thông vào khung giờ nóng (6:00 – 8:30 và 15:00 – 19:30)" vào ngày chẵn thì phải áp dụng các xe có biển số lẻ mới đúng.
Hay quá! Cám ơn anh/ chị đã đưa ra thông tin. Để Cường sửa lại: Tại Mexico từ năm 1989, nếu biển số một chiếc xe là số chẵn, thì xe này sẽ không được phép lưu thông vào khung giờ nóng (6:00 – 8:30 và 15:00 – 19:30) các ngày lẻ trong tuần. Đối với các xe có biển số lẻ thì cũng tương tự vào ngày chẵn. Ngày cuối tuần (chủ nhật), các xe sẽ không bị cấm lưu thông.