Hai hôm trước, tôi nhận được mail trao đổi với nội dung: Xin tư vấn về các Công ty + giảng viên các kỹ năng quản lý trong DN
"Chào anh Cường
E là thành viên ẩn giật, cũng theo dõi thông tin chia sẻ của anh mấy năm qua. Hiện tại em đang làm HR tại 1 Công ty của Hàn Quốc.
Nay em đang phụ trách mảng đào tạo,a có thể giúp em cho em xin vài gợi ý về các giảng viên/các anh chị có kinh nghiệm và kỹ năng đứng lớp thuyết trình về các kỹ năng cho quản lý trong Doạnh Nghiệp với ạ?
bên em mỗi lớp học cho các quản lý từ thấp đến cao cũng phải tầm 50-70 người 1 lớp do điều kiện thời gian (ca kíp) nên không thể tách nhỏ hơn. Từ trước các bạn cũng chỉ được đào tạo nội bộ thui ạ
Rất mong nhận được sự tư vấn , chia sẻ của anh..."
Do thấy câu hỏi khá chung chung chưa rõ ý "các kỹ năng quản lý trong Doanh nghiệp". Tôi trả lời:
"Hi chị,
Chị có thể vui lòng cho Cường biết " các kỹ năng cho quản lý trong Doạnh Nghiệp" là các kỹ năng nào không chị?
Brgs
HC"
Mail phản hồi: "Dạ
Ví dụ: kỹ năng quản trị con người
kỹ năng giải quyết vấn đề
kỹ năng báo csao
kỹ năng giao tiếp
kỹ năng lập kế hoạch
Teamwork
...."
Tôi nhìn mail trả lời với dòng "..." là tôi đoán rằng có thể người bạn đồng nghiệp của tôi còn chưa định hình ra mình cần đào tạo gì cho quản lý. Vậy là cũng nhân tiện việc xây dựng mô tả công việc và khung năng lực cho quản lý cấp trung tôi liền viết bài blog này. Tôi tin nếu bạn của tôi cần thì hẳn anh chị em chúng ta cũng cần. Vậy: Quản lý cần có những năng lực gì để làm tốt công việc của mình?
Đây là câu hỏi lớn và nhiều doanh nghiệp tôi đã từng đi qua, tôi thấy họ gặp vấn đề ở điểm này. Đa phần bài toán là: Tôi (CEO) thấy quản lý của tôi dường như không thích việc quản lý. Thấy họ làm được việc một chút là cho lên lãnh đội. Và cứ mỗi lần xảy ra vấn đề, họ đòi xin xuống làm nhân viên. Giờ tôi phải làm sao?
Câu trả lời của tôi đó là:
1. Làm cho họ hiểu các công việc của Quản lý là gì?
2. Đào tạo cho họ những năng lực về quản lý
3. Cung cấp cho họ công cụ để quản lý (chính sách, quyết định, cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ)
Khi đi tư vấn, tôi thường làm 2 việc (1) và (3) còn việc (2) tôi hay để các tổ chức tự làm. Nhưng quả thực không phải dễ dàng gì làm việc 2. Vì đơn giản, ngay cả CEO đôi khi cũng không biết nên đào tạo cái gì cho quản lý nữa. Với tôi để lên làm quản lý thì họ phải:
1. Có năng lực chuyên môn phải ở ít nhất ở bậc 3 (thành thạo) hoặc 2 (biết) so với nhân viên
2. Có năng lực quản lý sau:
A. Năng lực làm việc với con người
- Kỹ năng đánh giá đúng con người
- Kỹ năng tạo ảnh hưởng
- Kỹ năng truyền thông
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ làm xây dựng và làm việc nhóm
- Kỹ năng tạo động lực
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng quản lý Stress
- Kỹ năng huấn luyện/ đào tạo
- Kỹ năng hội họp
- Kỹ năng ủy quyền
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng giao tiếp
B. Năng lực nhận thức
- Kỹ năng phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
- Kỹ năng lập và thực thi kế hoạch
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng bán hàng
C. Phẩm chất cá nhân
- Muốn làm quản lý (tự tin)
- Ý chí (nghị lực, cầu tiến)
- Có văn hóa
- Sáng tạo
- Ham học
- Chịu được áp lực
Các gạch đầu dòng trên tôi gọi đó là các năng lực quản lý. Dừng ở đây một chút! Nếu tìm hiểu sâu về từ khóa "năng lực" chúng ta sẽ thấy có khá nhiều định nghĩa khác nhau. Ví dụ:
Tôi định nghĩa: Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính hoặc các hành vi của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao. Năng lực là 1 trong 3 yếu tố:
+ Tri thức chuyên môn (Hiểu biết, kiến thức chuyên môn về công việc)
+ Kỹ năng làm việc (Khả năng thực hiện công việc)
+ Thái độ/Tính cách/ Phẩm chất để thực hiện công việc
Còn đây là một định nghĩa khác:
Năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thành một hoạt động nào đó.
Vì thế khi nghe tôi nói về năng lực tức là tôi đang dùng định nghĩa: năng lực có thể được hiểu là kiến thức hoặc kỹ năng hoặc thái độ/ tính cách.
Rồi quay lại với chủ đề. Anh chị em đã biết quản lý cần phải đào tạo những kỹ năng gì chưa?
Nguyễn Hùng Cường
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, được đặt tên theo nhà nghiên cứu Randall S. Schuler,… Read More
Bà Tống Thị Minh - Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương… Read More
Microsoft xây dựng bộ quy tắc riêng về tiền thưởng nhằm giữ chân những nhân… Read More
Ý tưởng xin việc độc đáo của Song Jiale, 21 tuổi đã gây bão mạng… Read More