Hôm nay chả biết up gì nên up chơi chơi cái luận văn thạc sỹ của tôi cho mọi người đọc. Luận văn thì dài nên tôi sẽ up thành từng phần theo câu hỏi. Ví dụ như hôm nay sẽ là câu hỏi: Lịch sử hình thành thuật ngữ "năng lực", "khung năng lực"? Nếu ai có cùng câu hỏi như tôi chắc sẽ thấy hay.
1. Lịch sử khái niệm về năng lực:
McClelland (1973) sử dụng “năng lực” như là thuật ngữ đầu tiên trong nghiên cứu “Kiểm tra năng lực hơn là sự thông minh”.
Tiếp theo là các nghiên cứu về năng lực trong lĩnh vực quản trị nhân sự nhưu: Boyatzis (1982): “năng lực được hiểu với nghĩa rộng là một tính cách cơ bản của con người. Nó cso thể là động cơ làm việc, tính cách, kỹ năng, hình ảnh cá nhân hoặc vai trò xã hội, hoặc những kiến thức mà người lao động đó sở hữu.”
Bass B.M (1990): “Năng lực cá nhân được thể hiện qua mô hình ASK: Thái độ/ phẩm chất – Kỹ năng – Kiến thức”
Woodruffe (1993): “năng lực là tập hợp các mô thức hành vi, những hành vi mà người đảm nhiệm một nhiệm vụ, chức năng cần phải có để triển khai, thực hiện nhiệm vụ , chức năng công việc đó.”
Trong Từ Điển Hán Việt của Phan Văn Các (1994) định nghĩa Năng lực là Sức làm được việc.
J.E Thompson, Stuart, & Lindsay (1996): Năng lực là tập hợp khả năng của một người lao “động hay doanh nghiệp nhằm thực thi một công việc nào đó.”
Antonacopoulou và Fitz Gerald (1996): “năng lực của mỗi cá nhân là những yếu tố tiềm ẩn bên trong cá nhân đó và được bộ lộ ra ngoài thông qua quá trình tương tác với những người khác và với các yếu tố thuộc về môi trường xác hội”
Bratton (1998): “Năng lực cốt yếu của cá nhân là những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, động cơ, thái độ, giá trị và những đặc tính cá nhân cần thiết để thực hiện công việc”.
Roegier (2000: 4) định nghĩa năng lực như sau: "Năng lực, đối với cá nhân, là khả năng huy động một cách có ý thức một tập hợp tích hợp các nguồn để giải quyết một gia đình tình huống-vấn đề"
Khung tham chiếu châu Âu ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ và rõ ràng: "Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và khả năng cho phép hành động." (CECR: 15) Hội đồng Châu Âu chỉ rõ thêm năng lực là một tập hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ cho phép hành động trong một ngữ cảnh nào đó.
King và các cộng sự (2001) định nghĩa năng lực: “là sự kết hợp của kiến thức và kỹ năng, bao gồm cả những kiến thức nền tảng được ẩn chứa bên trong và tập hợp những kỹ năng cần thiết để thực hiện những hành động hiệu quả”
Theo Scallon (2004), năng lực có một số đặc tính cơ bản sau đây:
- Năng lực là một khả năng, một tiềm năng (không thể quan sát được) hoặc một đặc tính thường trực của một cá nhân. Năng lực được phân biệt với khái niệm kết quả (performance), biểu hiện cụ thể của năng lực.
- Năng lực là khả năng của một người cần huy động, thậm chí cần sử dụng có ý thức những nguồn riêng của mình hay những nguồn đến từ bên ngoài.
- Việc huy động các nguồn này được thực hiện có ý thức, có nghĩa là được bảo đảm, không thăm dò, không do dự.
- Cá nhân huy động một tập hợp các nguồn tích hợp mà không phải là một phép cộng đơn giản hay một sự sắp xếp các yếu tố liền nhau.
- Các nguồn này được hình thành từ các kiến thức, các kĩ năng, các thái độ.
- Năng lực là một khả năng được bộc lộ khi người ta được đặt trong một gia đình tình huống-vấn đề (nhiều nhiệm vụ giống nhau).
- Năng lực không loại trừ kiến thức và kĩ năng: trước khi huy động kiến thức và kĩ năng thì phải làm chủ các kiến thức và kĩ năng ấy - sẽ không có năng lực nếu không làm chủ được kiến thức và kĩ năng - tương tự, sẽ không có kĩ năng nếu không có kiến thức.
- Cấp độ năng lực tùy thuộc vào khả năng sử dụng kĩ năng trong tình huống.
- Năng lực gắn liền với cấp độ tự chủ trong sử dụng ngôn ngữ của người học: để làm cho người học có khả năng huy động kiến thức và kĩ năng đó là phải phát triển khả năng tự chủ của anh ta với tư cách là người sử dụng kiến thức và kĩ năng: với tư cách là người sử dụng ngôn ngữ, cần phải phát triển tính tự chủ qua các tình huống học và phương pháp học nhằm phát triển các chiến lược hành động.
Bipoupout và các cộng sự (2008): “Một người được coi là có năng lực trong một lĩnh vực khi người đó không chỉ có các kiến thức, kĩ năng, thái độ… mà đặc biệt ở tất cả các thời điểm có thể huy động một cách cụ thể và tích hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết vào việc giải quyết một tình huống vấn đề trong một lĩnh vực nào đó”.
Boyatzis (2008) tiếp tục nghiên cứu và chỉ ra: “mỗi năng lực là một khả năng nhất định của người lao động. Đây là tập hợp của một chuỗi hành động có liên quan đến nhau dựa trên ý định, mục đích của chủ thể thực hiện hành động đó”
Dí az-Fer nán dez và cộng sự (2013) đưa ra: “năng lực của nhân viên là một yếu tố quan trọng nhằm xác định được khả năng hoàn thành công việc của họ trong tình huống cụ thể.”
GS.TS Lê Quân (2016): “Năng lực là hành vi có thể quan sát và đo lường được.Tuy nhiên, năng lực không phải là hành vi dễ bắt chước. Năng lực thể hiện tính cách, hệ giá trị và ý thức của người thực thi.”
Đỗ Vũ Phương Anh (2017): “Năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ có liên quan chặt chẽ với nhau mà một cá nhân sở hữu, có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc hay kết quả làm việc của cá nhân đó, có thể đo lường thông qua các tiêu chuẩn được tổ chức chấp nhận và có thể cải tiến, nâng cao thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.”
PGS.TS Vũ Hoàng Ngân (2017): “Năng lực được hiểu là
◦ Kiến thức
◦ Kỹ năng
◦ Khả năng
◦ Kinh nghiệm
◦ Phẩm chất
◦ Động lực
◦ Hoặc các đặc điểm cá nhân có vai trò thiết yếu để hoàn thành công việc hiệu quả
Được thể hiện thông qua các hành vi quan sát được”
PGS.TS. Phạm Thúy Hương (2017): “Năng lực
- Là tập hợp các kiến thức,kỹ năng, thái độ và hành vi mà các cá nhân sử dụng để đạt được các kết quả theo yêu cầu công việc của họ .
- Là tập hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ giúp cho một cá nhân thực hiên hiệu quả nhiệm vụ hoặc hoạt động của một công việc hoặc chức năng nhất định
- Là tập hợp các kiến thức,kỹ năng, thái độ được biểu hiện thông qua hành vi (có thể quan sát, đo lường và đánh giá) của người lao động trong công việc”
2. Lịch sử khái niệm về Khung năng lực:
Mansfield (1996): “Khung năng lực là công cụ mô tả chi tiết và đặc thù về những hành vi và tính cách cần thiết của nhân viên để thực hiện hiệu quả công việc. Khung năng lực có thể được xem xét xây dựng như là một tập hợp các năng lực liên quan tới công việc hoặc vai trò của các cá nhân trong tổ chức”.
Chung-Herrera và cộng sự (2003): “Khung năng lực được định nghĩa như một công cụ để xác định những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và những biểu hiện hành vi cần thiết để có thể thực hiện hiệu quả công việc trong tổ chức”.
Shanghi (2007): “Khung năng lực mô tả sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và những đặc điểm cần thiết để thực hiện có hiệu quả vai trò của cá nhân/nhóm trong một tổ chức và được coi như công cụ trong quản trị nhân lực để thực hiện tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích”
Noe (2010): “Khung năng lực bao gồm tên mỗi năng lực, hành vi thể hiện cho mỗi năng lực đó và cấp độ cần thiết của mỗi năng lực. Khung năng lực có thể được xem như là tập hợp các năng lực cần thiết, các cấp độ năng lực, các biểu hiện hành vi cho các cấp độ với một số chức danh được xác định trong doanh nghiệp”
Ngô Quý Nhâm (2015): “Khung năng lực là tập hợp của những năng lực cần thiết có liên quan mật theiets tới thực hiện công việc, nhóm công việc nhất định”
GS.TS Lê Quân (2016): “Khung năng lực là tập hợp các năng lực cốt lõi cần có đáp ứng theo yêu cầu của công việc”. Đây là định nghĩa trong cuốn sách của tác giả: “Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”. Tác giả cũng chỉ ra rằng khung năng lực bao gồm danh mục các năng lực và mô tả cập độ năng lực. Mỗi năng lực thường có từ 03 – 05 cấp độ, phổ biến nhất gồm 5 cấp: từ sơ cấp, trung cấp, vững chắc, cao cấp, chuyên gia. Cấp độ của năng lực thể hiện độ sâu, rộng của các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất/thái độ, được miêu tả theo cảm nhận và sắp xếp lũy tiến, trong đó cấp độ sau mặc nhiên bao hàm cấp độ trước.
PGS.TS. Phạm Thúy Hương (2017): “Khung năng lực là tập hợp các năng lực cần có cho vị trí công việc. Một khung năng lực có thể bao gồm:
- Nhóm năng lực cốt lõi: cần có cho tất cả các vị trí công việc trong tổ chức
- Nhóm các năng lực chuyên môn: năng lực cần có ở mỗi lĩnh vực chuyên môn
- Nhóm các năng lực quản lý: năng lực cần có của các chức danh quản lý
- Năng lực cá nhân/năng lực bổ trợ: năng lực bổ sung để hoàn thành công việc”
PGS.TS Vũ Hoàng Ngân (2017): “Khung năng lực là hệ thống hoá cụ thể hoá các hành vi cần thiết của năng lực ở các bậc khác nhau, áp dụng với các vị trí khác nhau trong tổ chức để hoàn thành tốt công việc.”
Đây là bản "full" không che trước khi cô Hương (cô giáo hướng dẫn của tôi) chỉnh sửa (bỏ phần định nghĩa của cô và cô Ngân do chỉ là bài giảng không phải sách). Hôm nay là thứ 7, anh chị em có định đi chơi gì không?
Nguyễn Hùng Cường (mr)
Trích luận văn thạc sỹ "ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY GETFLY" của tôi!
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More
Hôm nay trong lớp Kỹ thuật xây dựng hệ thống lương 3P, đến phần xây… Read More
1. Trong trường hợp bình thường, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… Read More
Vừa mới đây, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đã công bố báo… Read More
Tiền lương không chỉ đơn thuần là khoản thu nhập mà còn là thước đo… Read More