Nói chung cứ nghĩ cái gì là cái đó đập vào mặt. Up thêm một bài nữa về chủ để: "Nhân viên gắn kết" và "Hành vi vì hiệu quà công việc tổ chức".

Theo định nghĩa của Anphabe, một nhân viên gắn kết sẽ có nhiều biểu hiện tiêu biểu như: Suy nghĩ tích cực về những gì họ có được khi làm việc tại công ty, cảm nhận tích cực về định hướng và môi trường tại đây và chủ động hành động tích cực vì lợi ích chung.

Tức là Gắn kết = Suy nghĩ tích cực về những gì họ có được khi làm việc tại công ty + cảm nhận tích cực về định hướng và môi trường tại đây + chủ động hành động tích cực vì lợi ích chung.

Nếu vậy nó tương đương với: Hành vi vì hiệu quả của tổ chức (OCB) là hành vi đặc biệt của người lao động mang lại lợi ích cho tổ chức một cách tình nguyện, bất chấp, không cần hệ thống thưởng, đãi ngộ của tổ chức.

Chi tiết hơn:

Bạn có biết...

Theo kết quả điều tra về tình hình lực lượng lao động trên thế giới do Viện thăm dò dư luận lớn nhất nước Mỹ – Gallup thực hiện trên 180 triệu người lao động tại 142 quốc gia, chỉ có 13% lao động gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Hơn 87% lao động thiếu gắn kết một cách tích cực hoặc không gắn kết với công việc, đội ngũ và doanh nghiệp mà họ đang trực tiếp làm việc và gắn bó.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Đánh giá này cũng cho biết chất lượng nhân lực nước ta yếu về khả năng làm việc độc lập và gắn kết đội nhóm, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp.

Có thể thấy, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới (nói chung) và Việt Nam (nói riêng) rơi vào khủng hoảng nhân sự đáng báo động nhưng đa số lại không hề hay biết.
Chất lượng nhân sự và mức độ gắn kết của đội ngũ nhân viên với doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hiệu suất làm việc, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ có cùng phân khúc thị trường. Đặc biệt là trong thời kì “thế giới phẳng” về mọi mặt như hiện nay.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÓM NHÂN VIÊN GẮN KẾT VÀ THIẾU GẮN KẾT LÀ GÌ?
Nhân viên gắn kết với đội ngũ doanh nghiệp được xếp vào nhóm chủ động.
Những nhân viên ít hoặc không gắn kết được xếp vào nhóm bị động.

1. Nhóm nhân viên chủ động (Nhân viên gắn kết có hành vi vì hiệu quả công việc)
Ở mức trung bình, lực lượng lao động chủ động có thể mang lại giá trị và hiệu quả thật sự khác biệt so với lực lượng lao động bị động.
- Lợi nhuận cao hơn 22%
- Năng suất cao hơn 21%
- Tăng 10% tỷ lệ gắn kết với khách hàng
- Tỷ lệ nhân viên bỏ việc giảm 65%
- Tỷ lệ nhân viên vắng mặt giảm 37%

2. Nhóm nhân viên bị động
- Khả năng hợp tác, tương tác thấp
- Năng suất làm việc thấp
- Số lượng nhân viên bỏ việc cao
- Tạo ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lãnh đạo
- Ước tính chi phí thiệt hại cho các tổ chức từ 450 đến 550 tỷ đô la Mỹ mỗi năm

Thống kê của viện Gallup (2016), 34% quỹ lương của doanh nghiệp đang lãng phí ở những nhân sự thiếu hoặc không gắn kết!!! Những nhân viên thiếu gắn kết sẽ không làm việc vì doanh nghiệp, thậm chí gây khó khăn cho công việc của đồng nghiệp. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Nguồn: engageandgrow.asia

Bài này hay ở cái số liệu và tên Gallup : )

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Người lao động có quyền được biết về lý do khấu trừ tiền lương của mình không?

Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More

1 ngày ago

10 xu hướng làm việc nổi bật trong năm 2025

Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More

6 ngày ago

Cứ 5 tin tuyển dụng có 1 tin “Việc làm ảo”

Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More

6 ngày ago

6 bước trong quy trình khen thưởng nhân sự xuất sắc tại doanh nghiệp

Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More

1 tuần ago

Ứng dụng mô hình 5Ps của Schuler trong quản trị nhân sự

Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More

1 tuần ago