Bài viết này mang tính học thuật nhiều, bổ sung tốt cho những ai muốn tìm hiểu về Quản trị tri thức. Các bài viết liên quan về chủ đề này vui lòng click vào tag "Quản trị tri thức" hoặc các bài viết liên quan.
Làm cách nào để loài Người tinh khôn (Homo Sapiens) chúng ta thống trị trên trái đất? Sử gia Harari tin rằng lý do đến từ khả năng nhận thức độc nhất vô nhị của chúng ta. Khoảng 70,000 năm trước, Người tinh khôn đã trải qua một “cuộc cách mạng tri thức”, thứ khiến họ cạnh tranh để tỏa đi từ Đông Phi ra khắp hành tinh.
Những giống khác cũng có kích thước não bộ lớn, nhưng điều khiến Người hiện đại thành công là ở chỗ chúng ta có khả năng hợp tác theo quy mô rộng. Ta biết cách tự tổ chức thành các quốc gia, công ty, tín ngưỡng cho chúng ta sức mạnh hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp. Khái niệm “cách mạng nhận thức” của Harari liên quan đến về khái niệm “học hỏi tập thể” đến kỹ năng chia sẻ, lưu trữ và xây dựng dữ liệu biến thành những tri thức thực sự giúp loài người tồn tại và phát triển.
Mô hình SECI nổi tiếng của hai học giả Nonaka và Takeuchi (1995) thường được trình bày để giúp người đọc hình dung tiến trình vận động của tri thức
Trước khi tiếp cận với mô hình SECI, hãy tìm hiểu hai loại tri thức chính sẽ được đề cập trong các nội dung sau đó là ‘Tri thức hiện’ và ‘Tri thức ẩn’. Theo Serban, A. M. & Luan, J. trong “Overview of knowledge management.”:
Tri thức hiện (Explicit knowledge)
Đặc tính:
· Dễ dàng được hệ thống hóa, tài liệu hóa,
· Có thể lưu trữ,
· Có thể chuyển giao, truyền đạt,
· Được diễn đạt và chia sẻ một cách dễ dàng.
Hình thức biểu hiện:
· Các tài liệu chỉ dẫn họat động,
· Các chính sách và thủ tục của tổ chức,
· Các báo cáo và cơ sở dữ liệu.
Tri thức ẩn (Implicit knowledge)
Đặc tính:
· Mang tính cá nhân,
· Mang tính bối cảnh cụ thể,
· Khó khăn trong việc chính thức hóa,
· Rất khó tiếp nhận, truyền đạt và chia sẻ.
Hình thức biểu hiện:
· Các quá trình kinh doanh và truyền đạt phi chính thức,
· Các kinh nghiệm cá nhân,
· Sự thấu hiểu, kế thừa mang tính lịch sử.
Tóm lại, tri thức ẩn là các tri thức gắn với cá nhân cụ thể mang tính kinh nghiệm và thường không mang hình thái biểu hiện cụ thể, còn tri thức hiện là tri thức ẩn đã được hệ thống lại, tài liệu hóa và thể hiện bằng một hình thức thông tin cụ thể.
Mô hình SECI này được mô tả bao gồm bốn hình thức chuyển biến của tri thức: xã hội hóa (socialization), ngoại hóa (externalization), kết hợp (combination) và nội hóa (internalization), cụ thể:
- S: Trong quá trình xã hội hóa, tri thức ẩn của cá nhân được chia sẻ khi họ cùng nhau trải nghiệm trong các hoạt động nhóm, cộng đồng (làm việc, học tập, trao đổi, …). Trong giai đoạn này, tri thức ẩn được trao đổi, tiếp nhân thông qua hành động và nhận thức. Ví dụ, trong công việc, một kỹ sư kinh nghiệm trao đổi những kỹ thuật và kỹ năng cho đồng nghiệp mới vào nghề, những trao đổi kinh nghiệm, chuyện vãn bên bàn trà buổi sáng hay bên cạnh máy xay cà phê (coffee machine), máy nước lọc (water cooler).
- E: Trong quá trình ngoại hóa, tri thức ẩn thu được từ giai đoạn xã hội hóa sẽ được biến đổi thành tri thức hiện thông qua quá trình tư duy. Tri thức ẩn khi được chia sẻ trong tập thể sẽ được ngôn ngữ hóa, hình ảnh, mô hình hóa hay các cách diễn đạt khác hay tóm lại được mã hóa (codified), từ đó nó bắt đầu trở nên rõ ràng hơn, và có thể được lưu lại. Ví dụ, khi người kỹ sư truyền đạt các kinh nghiệm, anh/cô ta sẽ viết ra, sử dụng hình ảnh minh họa, vẽ ra quy trình, mô hình… từ đó mà người nghe có thể ghi lại thành tài liệu nội bộ để lưu trữ, tham khảo lần sau.
- C: Trong quá trình kết hợp, tri thức hiện trong giai đoạn ngoại hóa sẽ được sắp xếp, kết hợp hoặc xử lý để hình thành một hệ thống tri thức hiện phức tạp và có hệ thống hơn. Tri thức hiện này sau đó được phổ biến rộng rãi hơn, đến các nhóm khác, toàn bộ tổ chức hoặc xa hơn là bất kỳ ai trong xã hội. Ví dụ: các tài liệu về kinh nghiệm của người kỹ sư có thể được đúc kết thành những quyển sách, cẩm nang, hướng dẫn về kỹ thuật tiên tiến, từ đó nó được xuất bản, lưu hành trong nội bộ hoặc phát hành rộng rãi.
-I: Trong quá trình nội hóa, tri thức hiện được tạo ra và chia sẻ trong toàn tổ chức, sau đó nó sẽ được chuyển hóa thành tri thức ẩn theo cách tiếp thu của mỗi người. Ví dụ, thông qua các sách, hướng dẫn, cầm nang, một kỹ sư mới vào nghề có thể linh hoạt sử dụng mộ số kiến thức, cộng với kinh nghiệm, trải nghiệm và hoàn cảnh của họ để tiếp tục phát triển trong nghề nghiệp của mình. Nói một cách khác, thông qua tiếp thu, nội hóa, tri thức ẩn của mỗi cá nhân được bổ sung và tích luỹ thêm. Sau đó, tri thức ẩn này lại tiếp tục được chia sẻ thông qua quá trình xã hội hóa, bắt đầu một quá trình SECI mới. Tri thức tăng trưởng theo hình trôn ốc (spiral).
Tóm lại quá trình vận động của tri thức theo mô hình SECI sẽ có dạng trôn ốc, phát triển không ngừng, tri thức ẩn của một cá nhân được chia sẻ sẽ tạo ra những tri thức hiện để phổ biến cho người khác, từ đó các tri thức hiện này lại được tiếp thu, kế thừa và phát triển thành các tri thức ẩn mới, và lại được chia sẻ,… Quản trị tri thức chính là việc nhận thức, nắm bắt được quá trình vận động này tại tổ chức, để từ đó có các hành động, giải pháp để thúc đẩy, định hướng sự vận động này cho mục tiêu phát triển của tổ chức mình.
Nguồn: Đào Trung Thành | facebook.com/dtthanh?fref=nf
Trong bối cảnh hiện nay, việc nhân viên xin nghỉ việc ngày càng trở nên… Read More
Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More
Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More
Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More
Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More