Tôi mới làm xong cái phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên thông qua mô hình “Cam kết 3S + Hài lòng 7S”. Mọi người ai quan tâm thì xem và dùng nhé.
Bộ câu hỏi bao gồm 27 câu:
Nói về Công ty – Say
Câu 1: Tôi luôn thấy vui và tự hào khi nói với bạn bè, người thân về công việc của mình tại Công ty.
Câu 2: Tôi gần như chưa bao giờ có ý định tìm kiếm một nơi làm việc khác.
Nỗ lực vì Công ty – Strive
Câu 3: Công ty tạo cho tôi cảm hứng làm việc, mỗi ngày tôi đều luôn nỗ lực làm tốt nhất công việc của mình.
Câu 4: Trong công việc tại Công ty, thay vì chỉ làm những việc được yêu cầu, tôi luôn cố gắng làm tốt hơn để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Công ty.
Sẽ ở lại Công ty – Stay
Câu 5: Khi Công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới, tôi luôn chia sẻ thông tin đó với bạn, bè người thân để họ có thể ứng tuyển vào Công ty.
Câu 6 : Tôi rất gắn bó với Công ty, chỉ khi nào Công ty nói không cần tôi nữa thì tôi mới nghĩ đến việc rời bỏ Công ty.
Chiến lược – Strategy
Câu 7: Theo Anh/Chị, 3 trong số 10 yếu tố nào dưới đây được xem là quan trọng nhất tạo nên vị thế của Công ty hiện nay.
Yế tố 1:
Yế tố 2:
Yế tố 3:
Yế tố 4:
Yế tố 5:
Yế tố 6:
Yế tố 7:
Yế tố 8:
Yế tố 9:
Yế tố 10:
Câu 8 : Tôi được Ban lãnh đạo chia sẻ về định hướng, chiến lược phát triển của Công ty.
Tổ chức – Structure
Câu 9: Tôi nắm rõ những công việc cụ thể mình cần phải làm tại Công ty.
Câu 10: Tôi nắm rõ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Phòng/Ban nơi tôi đang làm việc.
Câu 11: Khi cần phối hợp với các Phòng/ Ban khác trong Công ty tôi biết rõ phải liên hệ với ai hoặc bộ phận nào.
Hệ thống – System
Câu 12: Tôi được cung cấp đầy đủ công cụ và thiết bị để hoàn thành tốt công việc.
Câu 13: Tôi được làm việc trong một môi trường vệ sinh sạch sẽ.
Câu 14: Tôi cảm thấy các quy trình, quy định của Công ty quá rườm rà, phức tạp.
Câu 15: Tôi thấy hệ thống phần mềm của Công ty rất khó sử dụng và không mang lại hiệu quả.
Nhân sự – Staff
Câu 16: Các đồng nghiệp trong bộ phận hợp tác tốt với tôi.
Câu 17: Tôi nhận được sự hỗ trợ và hợp tác đầy đủ của các Phòng/Ban liên quan khác khi cần.
Câu 18: Tôi được trả lương tương ứng với năng lực và sự đóng góp của tôi với Công ty.
Kỹ năng – Skills
Câu 19: Tôi có cơ hội để nghiên cứu và áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới trong công việc.
Câu 20: Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của tôi.
Câu 21: Tôi có cơ hội học tập và phát triển bản thân khi làm việc tại Công ty.
Phong cách lãnh đạo – Style
Câu 22: Quản lý trực tiếp của tôi đánh giá đúng và ghi nhận kịp thời những đóng góp của tôi.
Câu 23: Quản lý trực tiếp của tôi luôn giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong công việc.
Câu 24 Tôi có thể thoải mái trao đổi về công việc, về nguyện vọng cá nhân với cán bộ quản lý của mình.
Share Value – Văn hóa Công ty
Câu 25: Tôi cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với đồng nghiệp.
Câu 26: Tôi được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá và ghi nhận.
Câu 27: Tôi rất thích các hoạt động phong trào của Công ty.
Hướng dẫn đọc khảo sát:
Khung đánh giá mức độ cam kết gắn bó với Công ty của nhân viên được thể hiện qua cách người đó nói:
- về Công ty (Say),
- về các nỗ lực hoàn thiện bản thân và động lực làm việc của họ tại Công ty (Strive)
- và mong muốn được tiếp tục làm việc tại Công ty (Stay).
Mức độ gắn kết, tự bản thân nó sẽ lại bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. 7 nhóm yếu tố theo mô hình 7S của McKinsey, với triết lý là để thành công doanh nghiệp phải đạt được sự dung hòa của 7 yếu tố nội tại như trình bày dưới đây.
1. Chiến lược (Strategy): Mức độ gắn kết và đóng góp của CBNV tăng lên khi CBNV được chia sẻ về chiến lược phát triển của tổ chức, các thành viên của tổ chức có sự đồng thuận đối với các nhận định về điểm mạnh, điểm hạn chế của tổ chức. Khảo sát sự hài lòng và gắn kết cũng là kênh truyền thông về chiến lược phát triển đối với người lao động.
2. Cơ cấu tổ chức (Structure): Mức độ gắn kết của một cá nhân với tổ chức cũng bị ảnh hưởng bởi cách thức mà tổ chức đó bố trí phân công nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Sự cam kết và gắn bó sẽ bị bào mòn nếu cá nhân không biết rõ và không chắc chắn đâu là chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình khi thực thi công việc. Và người lao động cũng không thực sự thoải mái trong một môi trường làm việc mà khi phải phối hợp giải quyết một công việc nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ chính của mình thì họ không biết phải tìm gặp ai? Ở bộ phận nào?
3. Hệ thống (Systems): Tình trạng nhân viên không hài lòng với hệ thống trang thiết bị làm việc, hệ thống phần mềm, hệ thống các thủ tục quy trình, quy định được xem là một trong các nguyên nhân khiến họ “nhảy việc”. Khảo sát sự hài lòng và gắn kết, do vậy cũng quan tâm đến nội dung này. Thông tin thu được sau khảo sát sẽ là khuyến nghị (nếu có) cho tổ chức về việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị, quy trình.
4. Kỹ năng (Skills): Việc người lao động được bố trí thực hiện những công việc phù hợp với năng lực, sở trường sẽ góp phần không nhỏ vào việc gia tăng sự yêu thích, niềm vui với công việc và tác động đến sự gắn kết. Các câu hỏi để CBNV chia sẻ về việc họ có được bố trí làm các công việc phù hợp với năng lực hay không là để tìm ra câu trả lời cho nội dung này. Về phía người lao động, sự nỗ lực của họ trong hoàn thiện các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc chính là biểu hiện tích cực của sự cam kết với Công ty.
5. Nhân sự (Staff): Các chính sách nhân sự chính là những yếu tố, được xem là tạo ra tác động trực tiếp và tức thì đến mức độ hài lòng và sự gắn kết của người lao động. Các chính sách nhân sự được thể hiện qua việc người lao động có cảm nhận được sự rõ ràng, sự công bằng trong việc thực thi các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng. Cùng với sự minh bạch, công bằng thì tiền lương cần phải tương xứng với nỗ lực và cạnh tranh với thị trường.
Bên cạnh các chính sách vật chất thì các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, các chương trình quản lý sự nghiệp, hỗ trợ người lao động vạch ra một lộ trình sự nghiệp rõ ràng tại tổ chức cũng là yếu tố quan trọng giúp tổ chức lưu giữ và phát triển những nhân sự có năng lực, hoài bão.
6. Phong cách của người lãnh đạo, quản lý (Style): Cách thức người lãnh đạo, người quản lý trực tiếp tương tác với CBNV được chứng minh là tạo ra một sự tác động không nhỏ vào hiệu quả công việc cũng như sự hài lòng của CBNV đối với tổ chức. Hoạt động khảo sát sự hài lòng và gắn kết của CBNV sẽ dành những câu hỏi để CBNV chia sẻ cảm nghĩ của mình đối với quản lý, lãnh đạo trực tiếp. Kết quả thu được sau khảo sát sẽ là một gợi ý đối với các cán bộ quản lý, lãnh đạo tổ chức trong việc điều chỉnh phong cách quản lý của mình.
7. Văn hoá Công ty (Shared Value): Các thành viên trong tổ chức gắn kết và chia sẻ với nhau những giá trị chung. Các tổ chức có những thành tựu vượt bậc, có sự phát triển nhanh và bền vững đều là các tổ chức mà các thành viên thấu hiểu và tự hào về các giá trị chung của mình. Ban lãnh đạo tổ chức cần có được thông tin về cảm nhận của CBNV về văn hóa và các giá trị chung của tổ chức để có thể có các chương trình hành động để phát triển, củng cố văn hóa của tổ chức, góp phần tăng cường sự tự hào và gắn kết của CBNV với tổ chức.
Nguồn tham khảo: Thạc sĩ Ngô Minh Anh | Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp, công ty, tổ chức có phải cho người lao động biết về lý… Read More
Mới đây tôi đọc được 1 bài báo mới biết Meta FB đánh giá hiệu… Read More
Vào ngày 05/12, Deel - công ty quản lý nhân sự và trả lương toàn… Read More
Theo báo cáo mới đây của nền tảng tuyển dụng Greenhouse, trong quý trước tại… Read More
Trong một tổ chức, việc công nhận và khen thưởng nhân viên xuất sắc là… Read More
Mô hình 5Ps của Schuler, với góc nhìn toàn diện về hệ thống quản trị… Read More
View Comments
Hi anh Cường
Rất được, anh có thể tham khảo thêm các ấn phẩm Employee Engagement của AON HEWITT để bổ sung thêm. :)
Hi anh Cường,
Em cũng muốn cho nhân viên công ty làm phiếu khảo sát này. Nếu được anh cho em xin form với nhé. Cảm ơn anh!
Hi anh Cường,
Em muốn thực hiện cuộc khảo sát này ở công ty. Nếu được, anh cho em xin form với nhé. Cảm ơn anh!
Form chính là cái ảnh đó chị.
Bài viết rất hay! Mình biết chị Minh Anh, nguồn tham khảo của bài viết này, bên chị ấy cũng sắp tổ chức khóa học về nội dung gắn kết nhân viên, trong đó cung cấp các phương pháp và công cụ đo lường mức độ hài lòng của nhân viên: http://mcg.edu.vn/khoa-hoc/suc-manh-tu-doi-ngu-gan-ket-bi-kip-de-nhan-vien-hai-long-va-gan-bo
sửa chút xíu chính tả chữ "Yế tố"
Hi a Cường,
Đánh giá này nên được thực hiện theo chu kỳ như thế nào anh? Theo Quý hay năm?
Đánh giá mức độ hài lòng thì nên làm 1 năm 1 lần thôi anh ạ. Chứ làm nhiều rồi mọi người sẽ lại nói: Công ty khảo sát rồi có thấy làm đâu :?