Mọi người có nhớ ngày 24/1/2016 tôi có up lên đây : Dự thảo nghị định đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ( http://goo.gl/KwGP2d ). Và giờ dự thảo đó đã thành: NĐ 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Bảo hiểm tai nạn lao động. Nó có hiệu lực vào 1/7/2016. Nhà mình đọc lướt qua 1 lần để nắm luật nhé.
Trên group mail tôi nhận được 1 email của chị Hanh Nguyen có nội dung thế này: "NĐ 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn về Bảo hiểm tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2016. Trong đó quy định NSDLĐ phải đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ. Căn cứ vào Điều 86.1, Luật BHXH 2015, thì 1% này đã nằm trong 18% BHXH mà NSDLĐ đã đóng hàng tháng trước đây, nên không cần phải đóng thêm nữa.
(Điểm nào, mình chỉ ghi “Điều” không, có nghĩa là điều trong Luật AT, VSLĐ 2015)
Trên đây là phân tích của mình dựa trên cơ sở luật, rất mong mọi người đối chiếu với yêu cầu thực tế của cơ quan Bảo hiểm đối với doanh nghiệp, và cập nhật cho mình (qua email, đt, trao đổi trực tiếp…) để mình biết việc thực hiện thực tế diễn ra như thế nào
Thanks,"
Như vậy là có 2 cách hiểu:
1. Người sử dụng lao động phải đóng thêm 1% nữa, giống như trao đổi của mọi người trong bài viết về dự thảo:
Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:
a) Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
b) Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này.
2. Là người sử dụng lao động không phải đóng thêm như theo cách hiểu của chị Hanh Nguyen
Mọi người thấy sao ? Trong lúc chờ hướng dẫn, thân mời cả nhà cùng đọc nghị định: Nghị định 37/2016/NĐ-CP - http://goo.gl/7jvCEU
Đánh giá nhân viên là một quá trình hệ thống nhằm đo lường hiệu suất… Read More
Như các bạn đã biết, DISC đại diện cho bốn kiểu hành vi cốt lõi:… Read More
Trong bối cảnh biến động khó đoán và sự phát triển vượt bậc của công… Read More
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và phát triển… Read More
Khi 3 thế hệ cùng làm việc, sự gắn kết nhân sự để tạo ra… Read More
Mô hình DISC là một trong những công cụ phân tích tính cách được sử… Read More