Thời gian trả lương, tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản thu nhập bổ sung theo luật năm 2016

Cuối tháng trước (tháng 11), tôi có vào Hồ Chí Minh ra mắt sách và tham gia off với Group Hr all in One với chủ đề: “XỬ LÝ HIỆU QUẢ TRONG QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC” ( http://goo.gl/oxeRf6 ). Buổi off rất hay và tôi dự định viết 1 bài review về nó mãi nhưng chưa có thời gian. Hay nhất là phần hỏi đáp. Có nhiều câu hỏi rất đời. Ví dụ như cái câu hỏi: "luật giờ quy định phải trả lương vào ngày trong tháng. Giờ phải làm thế nào ?". Câu trả lời tất nhiên: luật quy định thế nào làm thế đó. Mọi người đánh giá quy định này khá phiền toái khi đi vào thực tế. Vì người ta phải làm hết tháng mới chốt công được. Vậy mà phải trả trước ngày cuối tháng. Như thế sao mà chốt công được. Chả lẽ chốt từ ngày 25 tháng này đến 25 tháng sau ? Câu trả lời thì đã rõ như ở trên.

Nhưng ... có lẽ cái việc ý nó sẽ đi vào quên lãng cho đến hôm nay tôi đọc được thông tư mới: Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều BLLĐ. Thông tư này có điều chỉnh lại vấn đề tôi vừa bàn.

Sự phát triển như sau:

Điều 95. Kỳ hạn trả lương trong Luật lao động:
1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Điều này được giải thích rõ hơn trong Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng của Nghị định 05/2015/NĐ-CP
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

Điều 23 này lại tiếp tục được giải thích bởi: Điều 5. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng trong trong Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH
Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.
2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng

Và giờ, điều này được quy định lại bởi Điểm b Khoản 4 điều 14:
b) Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
"1. Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương".

Kết luận: Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều như sau:
- Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.
- Sửa đổi quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…
Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng, tuy nhiên không được vượt quá 26 ngày.

Và còn nữa, trong thông tư này còn bàn đến 1 vấn đề tôi đề cập đến trong bài viết: Xử lý tiền lương theo cách nào để đóng bảo hiểm xã hội, y tế thấp nhất từ năm 2016 ( http://goo.gl/s22uOq ). Ấy chính là: tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản thu nhập bổ sung.

Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

Hết! Anh chị em và các bạn muốn đọc thông tư vui lòng click vào link: http://goo.gl/8nWYAe

Bonus: Tổng hợp điểm mới Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH về lao động (nguồn Thanh Hữu - thuvienphapluat )

1. Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng

Các trường hợp sau được xem là nghỉ việc có lý do chính đáng:

- Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc.

- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

(Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng sẽ không bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo Điều 31 của Nghị định 05).

2. Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương.

3. Sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền làm thêm giờ; tiền lương thực trả sẽ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, trả thêm khi làm vào ban đêm, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ…

4. Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tuy nhiên số ngày làm việc trong tháng không được vượt quá 26 ngày).

5. Tiền lương để làm căn cứ trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc có hưởng lương, tạm ứng tiền lương theo Điều 26 của Nghị định 05 là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

6. Ngoài ra, Thông tư 47 còn hướng dẫn nhiều vấn đề về ủy quyền giao kết hợp đồng, hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi…

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

  • Thân chào anh Cường!
    em tên Châu, làm nhân sự cũng dược vài năm, em có vấn đề thắc mắc mà kiến thức hạn hẹp cần anh hỗ trợ giúp em.
    em có tham gia buổi offline của nhóm HR all in one và anh Dũng có hướng dẫn để hạn chế mức lương đóng Bảo Hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) ở mức thấp.
    Theo như anh hướng dẫn thì em đúc kết có 2 cách :
    1) sửa từ Phụ cấp thành từ "Trợ cấp" và làm cho các khoản "Trợ cấp" thành 1 biến số
    Vd : Phụ cấp xăng 500.000 đ/tháng thành trợ cấp xăng 50.000 đ/ ngày (theo ngày công thực tế) do ngày công không cố đinh nên khoản trợ cấp xăng cũng là biến số. cơ quan BH sẽ không thể dựa vào để yêu cầu trích đóng BHXH
    2) trả lương căn bản (tham gia đóng BHXH) + thưởng theo doanh số
    Vd : DS dat tu 100 toi 150 tr thì :
    NV a duoc thuong 5%
    NV B duoc 6 %
    DS dat tu 151 tr den 200 tr thi:
    NV A duoc 6%
    NV B duoc 7 %
    ....
    Do các khoản thưởng DS biến số nên cơ quan BHXH cũng không thể truy đóng BHXH
    Do kiến thức em cũng hạn hẹp nên em nhờ A.Cường tư vấn xem dùm em:
    1) 2 cách trên có thể hạn chế mức đóng BHXH dược không
    2) em có hiểu sai về 2 cách tính đó không
    em có thể áp dụng cho Cty em được từ năm 2016 tới qua năm 2018 không ạ
    Em chân thành cám ơn A. Cường, chúc sức khoẻ anh!

    • Hi bạn,

      Bạn vui lòng đọc thêm bài viết này của mình: http://blognhansu.net/2015/11/17/xu-ly-tien-luong-theo-cach-nao-de-dong-bao-hiem-xa-hoi-y-te-thap-nhat-tu-nam-2016/

      Và tham khảo thêm stt này của bác Trí: https://www.facebook.com/Leminhtri/posts/801127336665479

      "ỨNG DỤNG PHÁP LUẬT MÀ SỐNG.

      Cả nhà suy nghĩ thế nào khi lập HDLD không nên dùng từ PHỤ CẤP nữa mà hãy dùng từ KHOÁN CHI. Các khoản KHOÁN CHI sẽ thực hiện theo Thỏa Ước Lao Động tập thể (TULDTT)

      Bởi từ Khoán chi sẽ lợi ích sẽ không
      + Tính thuế TNCN
      + Từ Khoán chi sẽ thực hiện theo TULDTT không còn từ Phụ cấp ghi trong HDLD thì làm gì bị thu BHXH này?"

    • Tiền thưởng thì phải được trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp (Theo điều 103 của Bộ luật lao động) không được lấy từ quỹ lương.
      Công ty mình cũng đang gặp phải vấn đề này.Nhưng để là thưởng doanh số tháng hoặc quý lại gặp phải vấn đề trên :((( nên cũng chưa biết phải giải quyết như thế nào????

  • Blog rất hữu ích . Chân thành cám ơn anh cường rất nhiều.

  • Dear Anh Cường,

    Cảm ơn những chia sẻ của anh.

    Hiện tại bên em vẫn đang thực hiện chấm công và tính lương từ 26 tháng này tới 25 tháng sau à hoàn toàn không có vấn đề hay gặp khó khăn trong công tác triển khai cả.

    Do đặc thù là lĩnh vực dịch vụ nên bên em không có lương làm thêm giờ mà chỉ trả bù giờ vào ngày nghỉ thôi.

    Còn về phần lương bên em vẫn chia làm 02 mức là: lương cơ bản (lương đóng BHXH) ghi rõ trong HĐLĐ, còn lương năng suất ghi rõ trong Phụ lục HĐ.

    Bên em cũng có tham khảo khi có Thanh tra lao động tới kiểm tra và được trả lời là hoàn toàn hợp lý.

    Hy vọng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề anh cũng có những chia sẻ và phân tích giúp em cái được và chưa được trong cách triển khai hiện tại của bên em.

    Mong chia sẻ của em sẽ giúp đỡ cho các đơn vị còn đang lúng túng.
    P/S: Anh vui lòng không tiết lộ thông tin đơn vị giúp em nhé.

    Chúc anh một ngày làm việc hiệu quả

    Trân trọng./.

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Kế toán nguồn nhân lực là gì?

Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More

3 giờ ago

Hướng dẫn cách tính lương theo sản phẩm chi tiết

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More

5 giờ ago

Nội quy cửa hàng (quán) ăn

NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More

6 giờ ago

Làm sao tính được doanh thu công ty năm tới?

Giờ cũng là đầu tháng 11, thời điểm này chỉ còn 2 tháng nữa là… Read More

1 ngày ago