Mấy hôm nay, cụ thể là ngày 13/08/2015, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó có mấy cái nên đọc chắc mọi người sẽ quan tâm. Chắc quan tâm nhất là câu hỏi: Nếu được trợ cấp thất nghiệp, tối đa người thất nghiệp được hưởng bao nhiêu ? (mới nhất 2015)
Đây chính là câu trả lời:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa:
- Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; hoặc
- Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Còn nếu không được tối đa thì sẽ tính như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%.
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Nếu như thông tư thì tối đa, người thất nghiệp sẽ được: 5x3,1 = 15,5 triệu/tháng
À, tiện thể tôi cũng tính luôn, mức lương cần đóng để hưởng được trợ cấp kịch trần: 25,8 triệu 33333 (khoảng 26 triệu )
So với mức ở bài viết đã cũ năm 2012 của tôi : Mức trả bảo hiểm thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu một tháng ? ( http://goo.gl/KTXw1J ) thì mức được hưởng đã cao hơn nhiều. Mức kịch trần của 2012 là: 9,96 triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra trong thông tư này còn khá nhiều điều nữa. Dưới đây là mục lục các điều trong thông tư, mọi người tham khảo rồi đọc tạm những điều mình quan tâm nhé. Tôi thích các ví dụ nên copy cả ví dụ ra đây cho mọi người đọc cùng luôn.
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Chương II : THAM GIA VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
Điều 3. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Điều 4. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Chương III: HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Điều 5. Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Điều 6. Từ chối nhận việc làm theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Chương IV: TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Điều 7. Người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 8. Mức hưởng và tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau: từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng, từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014). Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông Đào Văn B có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục 38 tháng (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 28/02/2015), mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng cuối trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015) là 8.000.000 đồng/tháng, ông B được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng (thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông B tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/7/2015). Ngày 02/5/2015, ông B giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp X (mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 7.000.000 đồng/tháng) và thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. Ông B bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 02/5/2015 và được bảo lưu 26 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do ốm đau cần phải điều trị dài ngày nên ngày 28/7/2015 ông B thỏa thuận với doanh nghiệp X để chấm dứt hợp đồng lao động và nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Sáu tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính mức trợ cấp thất nghiệp của ông B là các tháng sau: tháng 12/2014 và tháng 01, 02, 5, 6, 7/2015. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông B là (8.000.000 đồng x 3 tháng + 7.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 4.500.000 đồng/tháng.
Ví dụ 3: Ngày 01/01/2015, ông Trịnh Xuân C giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp F với mức lương là 70.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp F hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 3.100.000 đồng/tháng. Do đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông C là: 20 lần x 3.100.000 đồng = 62.000.000 đồng/tháng.
Ngày 28/9/2015, ông C thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp F và chuyển sang giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp G (từ ngày 01/10/2015 đến 31/12/2015) với mức lương là 80.000.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp G có trụ sở chính hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.150.000 đồng/tháng nhưng ông C không làm việc tại trụ sở chính mà làm việc tại chi nhánh, chi nhánh này hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ là 2.400.000 đồng/tháng. Do đó, ông C tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp tại tổ chức bảo hiểm xã hội nơi chi nhánh hoạt động với mức lương là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.
Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp G, ông C nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, 60% mức tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi ông C chấm dứt hợp đồng lao động là: (62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33.000.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông C tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm ông chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của ông C là 12.000.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng x 5 lần = 12.000.000 đồng/tháng).
Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 đến hết ngày 10/4/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 đến hết ngày 10/5/2015;
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 đến hết ngày 10/6/2015.
Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Ví dụ 5: Ông Trần Văn Đ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ngày trả kết quả ghi trong phiếu hẹn trả kết quả của ông Đ là ngày 16/3/2015. Tuy nhiên đến hết ngày 18/3/2015 (tức là sau 02 ngày làm việc) ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. Do vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ông Đ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông Đ. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông Đ được bảo lưu là 36 tháng.
Ví dụ 6: Ông Trần Văn S có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông S tính từ ngày 20/02/2015 đến ngày 19/5/2015. Tuy nhiên, đến ngày 19/8/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) ông S vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà ông S được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông S không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp).
Ví dụ 7: Bà Lê Thị T có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà T tính từ ngày 06/7/2015 đến ngày 05/10/2015. Tuy nhiên, đến hết ngày 05/01/2016 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp) bà T vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai và thứ ba. Như vậy, bà T đã nhận trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà T không còn để bảo lưu.
Ví dụ 8: Bà Bùi Xuân H có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 29 tháng, bà được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà tính từ ngày 09/3/2015 đến ngày 08/6/2015. Bà H đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên và bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba bà đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định nên bà được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Tuy nhiên, đến hết ngày 08/9/2015 (tức là sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp), bà H vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba. Như vậy, bà H đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và bị tạm dừng 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của bà H là 05 tháng.
Ví dụ 9: Ngày 24/3/2015, ông Trần Quang P chấm dứt hợp đồng lao động. Ông P có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 47 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng (tương ứng với 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp). Do đó, thời gian ông P được bảo lưu là 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Sau khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông P giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 03 tháng với doanh nghiệp F (từ ngày 05/9/2015 đến ngày 04/12/2015) và tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hết hạn hợp đồng lao động với doanh nghiệp F, ông P nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lần hai. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp mà chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông P là 14 tháng. Nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì ông P được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng.
Ví dụ 10: Ông Đỗ Văn G có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 35 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và không được bảo lưu tháng lẻ có đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
Ví dụ 11: Ông Nguyễn Văn V có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 38 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng và được bảo lưu 02 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông V tính từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/6/2015 (tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/4/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/4/2015 đến ngày 01/5/2015; tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/5/2015 đến ngày 01/6/2015). Tuy nhiên, ngày 25/4/2015 ông V thực hiện nghĩa vụ quân sự nên bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do đó không được nhận 01 tháng trợ cấp thất nghiệp cuối cùng mà được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng. Như vậy, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông V là 12 tháng + 2 tháng = 14 tháng.
Ví dụ 12: Ông Nguyễn Văn L có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 36 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L tính từ ngày 10/3/2015 đến ngày 09/6/2015. Ngày 12/5/2015, ông L thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc đã tìm được việc làm để trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, thực tế ngày 08/4/2015 ông đã thực hiện giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng với doanh nghiệp P, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Như vậy, ngày chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông L là ngày 08/4/2015.
Ví dụ 13: Ông Đỗ Văn X có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 13 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông X tính từ ngày 03/3/2015 đến ngày 02/6/2015. Tuy nhiên, ngày 25/3/2015 ông X có việc làm, như vậy ông X đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên (từ 03/3/2015 đến ngày 02/4/2015) tương ứng với 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông X được bảo lưu là 01 tháng.
Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
Ví dụ 14: Bà Trần Thị T có quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp 06 tháng kể từ ngày 02/3/2015 đến ngày 01/9/2015 (ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng cụ thể như sau: Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất là ngày nhận trả kết quả, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 03 đến ngày 07/4, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 04 đến ngày 06/5, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ tư từ ngày 03 đến ngày 05/6, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ năm từ ngày 02 đến ngày 06/7, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ sáu từ ngày 03 đến ngày 07/8). Bà T có quyết định về việc hỗ trợ học nghề của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian học nghề của bà là 03 tháng tính từ ngày 15/4/2015 đến ngày 15/7/2015. Như vậy, chậm nhất vào ngày 20/4/2015 (sau 03 ngày làm việc kể từ ngày bà T được hỗ trợ học nghề), bà T phải gửi giấy xác nhận của cơ sở dạy nghề về việc đang học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba, thứ tư, thứ năm bà T không phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, đến tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ sáu bà T phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Ví dụ 15: Bà Nguyễn Lan Y có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian 03 tháng. Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 02/7/2015 đến ngày 01/8/2015, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 02/8/2015 đến ngày 01/9/2015, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 02/9/2015 đến ngày 01/10/2015. Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, ngày 28/7/2015 bà Y làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khi ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai của bà Y là ngày 03 đến ngày 05/8/2015. Như vậy, bà Y không phải thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi cũng như nơi chuyển đến mà không bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chương V: HỖ TRỢ HỌC NGHỀ
Điều 11. Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Điều 12. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Chương VI : HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 13. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Điều 14. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm
Điều 15. Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Ví dụ 18: Doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí để đào tạo lắp ráp thiết bị điện tử cho 100 người lao động. Khóa đào tạo bắt đầu từ ngày 05/3/2015 đến ngày 15/5/2015 với mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng/người (trong đó: Tháng thứ nhất được tính từ ngày 05/3/2015 đến ngày 04/4/2015; tháng thứ hai được tính từ ngày 05/4/2015 đến ngày 04/5/2015). Do đó, khóa đào tạo này có số ngày lẻ được tính từ ngày 05/5/2015 đến ngày 15/5/2015. Số ngày lẻ này dưới 15 ngày nên được tính là ½ tháng. Như vậy, thời gian doanh nghiệp N được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề là 2,5 tháng với tổng số kinh phí được hỗ trợ là: 600.000 đồng x 100 người x 2,5 tháng = 150.000.000 đồng.
Chương VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Thông báo tình hình biến động lao động
Điều 17. Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Điều 18. Thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp, tiền hỗ trợ học nghề và kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
Điều 19. Các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư
Chương VIII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/09/2015 và các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
Linkdownload thông tư tại đây: http://goo.gl/rS2QP1
Sử dụng trên 10 lao động không có nội quy lao động bằng văn bản,… Read More
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More
Làm HR có thể không biết đối thủ nhưng HRM và HRD thì với tôi,… Read More
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More
NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More
Mới đây tôi đọc được một bài chia sẻ về tình huống của một anh… Read More
View Comments