Hôm trước up cái quy trình tổng thể về các công việc nhân sự tại: Cái nhìn tổng thể các công việc vật lý của nghề nhân sự theo quy trình, tôi thấy mọi người cũng quan tâm và cần. Thế là lại lần mò mở cả luật ra để update quy trình cho nó theo luật để mọi người tiện theo dõi. Tôi bắt đầu đọc từ các nghị định thông tư mới nhất trở về trước thì thấy có cái Nghị định NĐ 05/2015 NĐ-CPquy định một điểm khá khó chịu về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
Trước khi đi vào điểm đó, chúng ta trở lại bài: Chú ý viết lý do xin nghỉ việc cẩn thận kẻo mắc oan của tôi. Trong bài này tôi có đưa ra nhận định:
" Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
Mỗi lý do đều phải có bằng chứng. Tốt nhất nên viết là: "vì hoàn cảnh gia đình và bản thân gặp khó khăn không thể tiếp tục hợp đồng lao động". Ghi chung chung như vậy là ổn nhất. Đừng cố ghi chi tiết như là: nhà xa, con nhỏ ... để rồi lại luận ra là không đúng luật. Nhiều người không biết cái nho nhỏ này, cứ viết đơn xong rồi thì tiếp tục chờ số ngày phù hợp theo luật và nghỉ luôn. "
Mọi người có thấy rằng trong bài viết trên tôi khuyên mọi người viết lý do xin nghỉ là căn cứ vào điểm d khoản 1 của điều 37 này. Nhưng giờ điểm d này đã được Nghị định 05/2015 NĐ - CP quy định một cách cụ thể:
Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;
b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;
c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
Như thế điểm d ở trên đã được tách thành 3 ý. Và chúng ta có 9 cái lý do để chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Có một thực tế rằng, khi người lao động xin nghỉ với 9 lý do này thì các công ty (người sử dụng lao động) lại bắt nhân viên (người lao động) về xin xác nhận của địa phương (nhất là lý do ở điểm d). Vì thế mọi người (người lao động) thỉnh thoảng lại hỏi tôi là cái việc về xin xác nhận của địa phương kia có quy định trong luật không ? Điểm này có thể góp ý cho thông tư sắp ra đời hướng dẫn cho Nghị định 05 ở bài này: Nhờ góp ý cho dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Như vậy gần như luật đã cấm cửa cho nhân viên (người lao động) nhảy việc một cách hợp pháp rồi. Cứ ai nghỉ việc là chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Và khi trái luật thì bị thế này (xem bài): Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì – update 2015?
Tôi sẽ chờ xem thông tư mới có gì hướng dẫn không ?
Hôm nay tôi thấy có một thuật ngữ khá thú vị "kế toán nguồn nhân… Read More
Làm HR có thể không biết đối thủ nhưng HRM và HRD thì với tôi,… Read More
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tính lương và hiệu quả công việc dựa trên sản… Read More
NỘI QUY QUÁN ĂN * Làm bể tô 50.000₫ * Làm bể ly 30.000₫ *… Read More
Mới đây tôi đọc được một bài chia sẻ về tình huống của một anh… Read More
Giờ cũng là đầu tháng 11, thời điểm này chỉ còn 2 tháng nữa là… Read More
View Comments
tham khao
Tham khảo
Update 22/12/2015: Vừa qua, Bộ Lao động thương binh xã hội ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều BLLĐ. Thông tư 47 chủ yếu hướng dẫn Nghị định 05 về vấn đề tiền lương. Hướng dẫn chi tiết tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung; hướng dẫn ghi tiền lương trong hợp đồng lao động.
Trong này có bổ sung thêm : đó là "đứa trẻ mà người mang thai hộ đang nuôi" bị ốm đau bệnh tật thì người lao động (là người mang thai hộ) cũng có quyền nghỉ.
Chào Cường,
Cám ơn bạn vì bài viết hữu ích, nhưng mình thắc mắc là nếu chiêu theo nội dung bài này thì hầu như nhân viên nào nhảy việc cũng là trái luật và phải chịu đền bù ?
Vâng gần như thế. Tất nhiên là chỉ với hợp đồng có xác định thời hạn thôi chị ạ!