Tối hôm thứ ba tuần trước, đi họp ban tổ chức cho buổi liên hoan mừng năm mới 2015, anh Hải CMCTI có nói : "Để thu hút cho sự kiện, chúng ta phải mời cây đa cây đề trong giới Nhân sự tham dự". Thấy ý kiến của anh hay, mọi người hỏi : "thế theo anh ai là cây đa cây đề ?". Anh Hải liền liệt kê ra hàng loạt những cái tên như "..., Nguyễn Quốc Nguyên, Nguyễn Tuấn Anh ..." . Tôi liền nói vui : "Ơ, thế anh không nhìn thấy rất nhiều cây đa, cây đề đang ngồi xung quanh anh đây à ? Có cây thì đã nhiều năm như chị Hằng - Volkamen, anh, có cây thì mới có ít năm như bạn Giang, nhiều thế này cơ mà !". Cả team cười ồ lên. Nói vui vậy nhưng cuối buổi, cả đội vẫn liệt kê ra 1 danh sách các anh chị sẽ mời tham dự.

Sau buổi offline, ra về tôi vẫn nghĩ về câu nói của anh. Ai sẽ là cây đa cây đề trong ngành nhân sự và tiêu chí nó như thế nào ? Băn khoăn thế và tôi lại ngồi với "cô vợ hai" viết vài dòng. Sắp tới tháng 3 là tới lúc dự án khảo sát lương được tiếng hành. Dự án có một câu hỏi cần phải trả lời khá giống những gì tôi đang suy nghĩ. Làm thế nào để phân biệt giữa những người có nhiều kinh nghiệm và ít kinh nghiệm trong cùng một vị trí. Bài toán đó tôi đã giải bằng cách dùng thang bậc của Vinasa. Thang bậc này có vẻ ổn nhất khi dùng để thống nhất trên thị trường Việt. Trước khi quyết dùng thang bậc Vinasa cho khảo sát lương tôi cũng tham khảo nhiều cách phân bậc khác như cách phân bậc của Navigos, Mercer, Hay, Khung năng lực ...

Bảng phân bậc này dựa trên 4 yếu tố khá tổng quát:
1. Giá trị tạo ra/đóng góp
2. Vai trò và kết quả công việc
3. Phạm vi đánh giá
4. Mức độ thành thục

4 yếu tố trên được phân ra làm 3 - 7 bậc tùy yếu tố. Mỗi 1 cấp được phân và định nghĩa rõ ràng.

Ví dụ: nhân viên bậc 1 là người chỉ:
- xác định và giải quyết vấn đề
- thực hiện công việc dưới sự chỉ huy cấp trên
- tuân thủ hướng dẫn công việc và các hướng dẫn khác
- đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi cá nhân
nhân viên bậc 1 có thể tương đương với nhân viên mới vào nghề hoặc 1 năm làm việc

nhân viên bậc 2:
- Các cá nhân ở cấp độ này có khả năng thực hiện các công việc được giao dưới sự giám sát của lãnh đạo cấp cao hơn. Họ có kiến thức và các kỹ năng cơ bản để phát triển nghề nghiệp và bước đầu xác định lộ trình thăng tiến của mình.
- Chủ động một phần công việc
- Nhân viên bậc 2 thuộc nhóm chưa chuyên sâu, làm việc dưới sự hỗ trợ của cấp trên.
- Đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi cá nhân.
- Có kinh nghiệm sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn các kỹ năng cần thiết cho công việc với sự hỗ trợ của đồng nghiệp và sự giám sát của cấp cao hơn.
Nhân viên bậc 2 có thể tương đương với nhân viên có 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc.

nhân viên bậc 3:
- Các cá nhân ở cấp độ này có khả năng thực hiện các công việc được giao một cách độc lập. Mục tiêu của họ là thiết lập lĩnh vực chuyên môn của mình và tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Làm việc độc lập.
- Đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi cá nhân.
- Có kinh nghiệm sử dụng toàn bộ hoặc phần lớn các kỹ năng cần thiết cho công việc với sự hỗ trợ của đồng nghiệp và sự giám sát của cấp cao hơn.
Nhân viên bậc 3 thuộc nhóm chuyên sâu, có thể tương đương với trưởng, phó phòng, chuyên viên,....

nhân viên bậc 4:
- Các cá nhân ở cấp độ này đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề mà không cần đến sự hỗ trợ của người giám sát; có khả năng lãnh đạo nhóm, dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của mình để đào tạo nhân viên cấp dưới.
Họ có kinh nghiệm lâu năm và được công nhận trình độ chuyên môn cao trong phạm vi tổ chức; và có thể tiếp tục nâng cao kĩ năng để phát triển sự nghiệp của mình.
- Làm việc độc lập.
- Đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi tổ chức và cá nhân.
- Có kinh nghiệm sử dụng toàn bộ các kỹ năng chi tiết khi làm việc độc lập; có thể giám sát và đào tạo nhân viên cấp dưới.
Nhân viên bậc 4 thuộc nhóm chuyên sâu, có thể tương đương với giám đốc, trưởng phòng.

nhân viên bậc 5:
- Các cá nhân ở cấp độ này đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm và có thành quả kinh doanh, nghiên cứu được thừa nhận trong phạm vi tổ chức; có thể tạo ra và dẫn dắt mảng công nghệ, kinh doanh, phương pháp bên trong tổ chức.
Họ đóng góp cho công ty đồng thời cũng dẫn dắt và chịu trách nhiệm đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Làm việc độc lập & Dẫn dắt cấp dưới.
- Đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi tổ chức và cá nhân.
- Có kinh nghiệm sử dụng toàn bộ các kỹ năng chi tiết khi làm việc độc lập; có thể giám sát và đào tạo nhân viên cấp dưới.
Nhân viên bậc 5 thuộc nhóm cấp cao, có thể tương đương với tổng giám đốc, giám đốc.

nhân viên bậc 6:
- Các cá nhân ở cấp độ này đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm và có thành quả kinh doanh, nghiên cứu được thừa nhận trên phạm vi ngành; được thừa nhận như các chuyên gia của ngành và có tầm ảnh hưởng trong cả nước; có thể tạo ra và dẫn dắt công nghệ, kinh doanh, phương pháp bên trong và bên ngoài công ty.
- Họ đóng góp cho ngành đồng thời cũng dẫn dắt và chịu trách nhiệm đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đóng góp cho ngành: Tạo ra những xu hướng mới, phương pháp và công nghệ góp phần xây dựng và phát triển ngành, có tầm ảnh hưởng nhất định đến thị trường." "Làm việc độc lập & Dẫn dắt cấp dưới.
- Đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi tổ chức và cá nhân.
- Không chỉ có kiến thức hàn lâm mà còn có kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm đào tạo các kỹ năng chi tiết cho cấp dưới trong công việc.
Nhân viên bậc 6 thuộc nhóm cấp cao, có thể tương đương với tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị.

nhân viên bậc 7:
- Các cá nhân ở cấp độ này đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm và có thành quả kinh doanh, nghiên cứu được thừa nhận trên phạm vi ngành; được công nhận như các chuyên gia của ngành và có tầm ảnh hưởng trên phạm vi thế giới; có thể tạo ra và dẫn dắt công nghệ, kinh doanh, phương pháp bên trong và bên ngoài công ty.
- Họ dẫn dắt ngành đồng thời cũng dẫn dắt và chịu trách nhiệm đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Dẫn dắt ngành: Có khả năng tạo ra những xu hướng mới trong công nghệ, kinh doanh, phương pháp trên thị trường, gây những sức ép hay sự khích lệ tác động mạnh mẽ đến các thay đổi về môi trường ngành và cấu trúc cạnh tranh của ngành.
- Làm việc độc lập & Dẫn dắt cấp dưới.
- Đánh giá công việc và các đánh giá khác theo phạm vi tổ chức và cá nhân.
- Không chỉ có kiến thức hàn lâm mà còn có kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm đào tạo các kỹ năng chi tiết cho cấp dưới trong công việc.
Nhân viên bậc 7 thuộc nhóm cấp cao, có thể tương đương với tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị.

Nhìn vào 7 bậc hay level ở trên, không biết mọi người nhận xét thế nào ? Theo tôi thì bảng phân bậc này mới dừng lại được ở phân bậc theo chức danh. Và nó dừng lại theo cách suy nghĩ của người Nhật cũng như người Á Đông chúng ta đó là: lãnh đạo là phải giỏi hơn nhân viên. Tuy nhiên nếu bỏ yếu tố "dẫn dắt cấp dưới" đi thì bảng phân bậc này có thể dùng là bảng phân bậc cho chuyên môn. Tiện thể khoe với mọi người 1 tí: tôi hay triển khai dự án khảo sát lương vào cuối tháng 3 và cho ra kết quả vào tháng 4 thường niên. Vì vậy nếu anh chị quan tâm tới từ khóa "khảo sát lương". "báo cáo lương thị trường", vui lòng vào : khaosatluong.com để tham khảo thêm nhé.

Lan man dài dòng, tiện thể quảng cáo, giờ cũng đến lúc trả lời câu hỏi tôi đã nêu ở trên: "Ai sẽ là cây đa cây đề trong ngành nhân sự và tiêu chí nó như thế nào ?"

Theo tôi thì ai cũng là cây đa cây đề hết. Và cây nào thì cũng có bậc (level) để so sánh. Bậc cao sẽ là: Các cá nhân ở cấp độ này đạt đến trình độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, có kinh nghiệm lâu năm và có thành quả kinh doanh, nghiên cứu được thừa nhận trên phạm vi ngành; được thừa nhận như các chuyên gia của ngành và có tầm ảnh hưởng trong cả nước; có thể tạo ra và dẫn dắt công nghệ, kinh doanh, phương pháp bên trong và bên ngoài công ty. Khi nói đến tiêu chuẩn này, trong đầu anh chị và các bạn, mọi người nghĩ đến ai ?

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Trẻ hóa đội ngũ nhân sự: Gen Z chỉ thích trao đổi 1-1

Trẻ hóa nhân sự là xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào… Read More

2 giờ ago

10 cách giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh hiện nay, việc giữ chân nhân tài trở… Read More

2 giờ ago

Các kiểu (loại) chính sách lương thưởng ở Việt Nam

Sáng nay, vừa xong ca tư vấn (đến giai đoạn làm khung năng lực), tôi… Read More

13 giờ ago

[Chế độ làm việc từ xa] Starbucks dọa cho nghỉ việc luôn nếu nhân viên không đến văn phòng

Chuỗi cà phê Starbucks đang thắt chặt chính sách làm việc tại văn phòng đối… Read More

15 giờ ago

Phương án lương thưởng cho BOD – ban giám đốc công ty

Trong quá trình đi tư vấn của tôi, khi đến đoạn cuối của hệ thống,… Read More

1 ngày ago