Warning: imagejpeg(/var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2014/05/lo-trinh-cong-danh-trong-cong-ty-nha-nuoc-1280x720.jpg): failed to open stream: Permission denied in /var/www/html/blognhansu.net.vn/wp-includes/class-wp-image-editor.php on line 402
Lộ trình công danh trong công ty nhà nước | Blog quản trị Nhân sự

Ở bài So sánh bảng phân bậc của Việt Nam và Nhật bản, chúng ta đã nhận ra rằng quản trị nhân sự theo hướng nhà nước cũng không phải tệ. Nếu nhìn theo cách nhìn hiện đại, ta chợt nhận ra rằng, à hóa ra những thứ này nhà nước cũng đã từng nghĩ tới. Chỉ là nó hơi thiếu update 1 chút. Hôm nay nhân đọc "bộ quy chế quản lý cán bộ", tôi đã tìm được câu trả lời nối tiếp cho bài viết trên.

Để ý một chút thì ta thấy rằng trong bài đó, tôi chỉ mới nói về việc nhà nước có phân cấp chuyên môn nhưng lại chưa thấy phân cấp các chức danh quản lý. Vậy thì văn bản tài liệu nào quy định điều đó ? Liệu nó có không ?

Tôi tin là có. Và tôi đã được tận mắt nhìn thấy. Sau khi đọc, liên kết với bài viết trên, tôi đã tự vẽ lên được 1 cái lộ trình công danh cho những ai làm trong nhà nước. Thực ra thì ai làm nhà nước đều biết điều này. Nhưng để có cái nhìn tổng thể không phải ai cũng rõ. May ra chỉ có các sếp hoặc phòng Tổ chức lao động mới thấy được.

Thân mời cả nhà cùng xem xét:

Ví dụ về các bậc trong từng cấp (ngạch).


Để xem rõ hơn về lộ trình này, thân mời cả nhà cùng tải tại đây: http://tailieunhansu.com/diendan/f494/lo-trinh-cong-danh-trong-cac-cong-ty-nha-nuoc-73035

Diễn giải lại hình ở trên ta sẽ thấy:
Có 2 hướng (đường) phát triển trong công ty nhà nước:
1. Chuyên môn (dành cho khối văn phòng và kỹ thuật)
2. Cán bộ (chức danh)

Mỗi 1 hướng sẽ có nhiều cấp (hoặc ngạch):
1. Chuyên môn sẽ có 4 cấp (ngạch): Cán sự (kỹ thuật viên) -> Chuyên viên (kỹ sư) -> Chuyên viên chính (kỹ sư chính) -> Chuyên viên cao cấp (kỹ sư cao cấp)
2. Cán bộ sẽ có 4 cấp: nhân viên (là những người đang làm chuyên môn) -> Phó phòng -> Trưởng phòng -> Phó tổng Giám đốc

Mỗi 1 cấp(ngạch) đều có nhiều bậc (16 bậc). Để lên bậc thì phải đạt được những tiêu chí khác nhau. Ví dụ như thâm niên hoặc bằng cấp. Hình như nhà nước chỉ dùng 2 tiêu chí này để nâng bậc. Điểm này không phải là dở nhưng có lẽ phải thêm tiêu chí nữa và thâm niên, bằng cấp nên để trọng số thấp xuống.

Để lên cấp (ngạch) thì phải trải qua kỳ thi sát hạch và đạt được 1 số tiêu chí. Chỗ này tôi sẽ tìm hiểu thêm bài thi nâng cấp là gì ? Còn tiêu chí cho từng cấp đã có như ở bài tôi đã nói ở trên: http://blognhansu.net/2014/05/27/so-sanh-bang-phan-bac-cua-viet-nam-va-nhat-ban/

Lưu ý: Trong bài trước tôi dùng bậc (ngạch) nhưng do bài này có bậc nên tôi sửa thành cấp (ngạch). Cả 2 đều mang ý nghĩa là ngạch.

Để lên làm cán bộ thì cũng như lên cấp hoặc lên bậc, phải trải qua 1 loạt tiêu chí. Thường thì các tiêu chí này nằm trong 1 cái quy chế gọi là quy chế quản lý cán bộ. Trong hình trên, tôi rẽ nhánh lên cán bộ từ cấp 2 (ngạch chuyên viên, kỹ sư) vì do tôi đọc được như vậy. Có thể 1 số đơn vị khác họ có yêu cầu tiêu chí khác thì rẽ nhánh sẽ khác 1 chút.

Rõ ràng khi vẽ ra như thế này và so sách với các lộ trình công danh mà tôi đã đưa lên blog nhân sự thì nó có sự tương đồng. Ví dụ như cả nhà có thể đọc thêm bài này để so sánh :http://blognhansu.net/2010/12/04/tai-lieu-huong-dan-xay-dung-lo-trinh-cong-danh-career-path-road-map/

Còn rất nhiều ví dụ nữa để chúng ta nghiên cứu: Lộ trình công danh

Anh chị và các bạn thấy thế nào ? Quản trị nhân sự Nhà nước không hề tệ như chúng ta tưởng tượng. : )

Note nhanh tại Dự án tư vấn của Vietez.

Hung Cuong Nguyễn

TÓM TẮT: Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực Địa chỉ : 7B4 Ha Dinh – Thanh Xuan – Ha Noi Điện thoại : 0988 833 616 Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự) Năm kinh nghiệm: > 10 Năm Ngành nghề: Nhân sự Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh

View Comments

Share
Published by
Hung Cuong Nguyễn

Recent Posts

Cho nhân sự trở thành cổ đông có hiệu quả không ?

Một trong các module mà học viên quan tâm nhiều khi học lớp tớ dạy… Read More

1 ngày ago

Google: bí mật đằng sau chính sách 20% thời gian sáng tạo

Google không chỉ là một gã khổng lồ công nghệ, mà còn là biểu tượng… Read More

2 ngày ago

Người thân mất, người lao động có được nghỉ phép không?

Hỏi: Người thân mất, tôi có được nghỉ phép không? Trả lời: Doanh nghiệp có… Read More

2 ngày ago

Tầm quan trọng của những người cố vấn (mentors)

Hồi còn trẻ, ai cũng từng nghĩ mình có thể tự mày mò, tự học,… Read More

2 ngày ago

KFC: Không có giám sát sẽ không có động lực

Nhà quản trị người Anh, H.Heller, đã giới thiệu một quy tắc quản lý mang… Read More

3 ngày ago